当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【soi kèo trận inter】Con đường chông gai của đồng Euro

con duong chong gai cua dong euro

Ảnh minh hoạ.

Trước thực trạng này,đườngchônggaicủađồsoi kèo trận inter các nhà kinh tế bắt đầu đặt câu hỏi về thời gian tồn tại đồng euro một khi đang có nhiều quốc gia trong khu vực muốn rút khỏi liên minh tiền tệ này.

Việc tạo ra một đồng tiền chung châu Âu đã từng là một thành công lớn. Khoảng 20-30 năm trước đây, ai có thể tưởng tượng rằng người Pháp có thể từ bỏ đồng franc và người Đức từ bỏ đồng D-mark? Và điều khiến hầu hết các nhà quan sát ngạc nhiên là sự thay đổi này diễn ra một cách tương đối suôn sẻ và đồng euro nhanh chóng trở thành một trong những đồng tiền mạnh nhất thế giới.

Trong giai đoạn này, việc trở thành thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu chứng tỏ rằng quốc gia đó có đủ điều kiện để tồn tại trong một trong những câu lạc bộ có giá nhất thế giới. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng nợ quốc gia Hy Lạp khiến nhiều quốc gia chưa gia nhập liên minh tiền tệ này chùn bước.

Khi đồng euro được giới thiệu năm 1999, nhiều nhà kinh tế cho rằng việc tạo ra một đồng tiền chung mà không có các thể chế nhằm phối hợp các chính sách kinh tế và ngân sách là "vớ vẩn". Đúng là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang đóng vai trò một ngân hàng Trung ương và các nước thành viên của khu vực đồng tiền chung euro đã nhất trí tuân thủ một số quy định tài chính như thâm hụt của các nước thành viên không được vượt quá 3% và nợ quốc gia không được vượt quá 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Nhưng các quy định này không bao giờ được thực thi do hai nước ủng hộ đồng euro mạnh mẽ nhất là Pháp và Đức lại chính là những nước đầu tiên phớt lờ những quy định đó.

Đồng euro đã hỗ trợ các nền kinh tế châu Âu yếu hơn tăng trưởng nhanh, nhưng nó cũng khuyến khích họ đi vay nhiều hơn, nguyên nhân những khó khăn hiện nay của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Iceland, Italy và Tây Ban Nha. Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai, châu Âu phải tự trang bị cho mình những công cụ để quản lý một liên minh tiền tệ.

Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet đã kêu gọi có một "ngân sách liên bang" và một Bộ trưởng Tài chính châu Âu. Nhưng do công dân của hầu hết các nước châu Âu ngày càng trở nên đề phòng thói quan liêu tại Brussels, nên gần như chắc chắn rằng những người đứng đầu chính phủ sẽ không đưa ra một chính sách như vậy, hoặc nếu có làm thì họ sẽ tránh dùng từ "liên bang".

Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đã chỉ ra rằng, thực trạng không phải là một phương án lựa chọn. Vì thế người ta sẽ rất khó dự đoán điều gì có thể xảy ra. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, liệu nước này có từ bỏ đồng euro? Liệu các nền kinh tế châu Âu yếu hơn có theo gương? Nếu như vậy, uy tín của đồng euro có bị suy yếu? Và cách thức điều này ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập châu Âu?

Một số quốc gia như Ba Lan, Lithuania, Latvia đã trì hoãn việc gia nhập đồng tiền chung châu Âu vì lo ngại trong trường hợp xấu hơn, họ cũng sẽ phải đóng hàng tỷ USD để cứu nước. Bên cạnh đó, việc neo tỷ giá đồng nội tệ vào đồng euro cũng khiến nhiều nước gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh đồng tiền này đang mất giá mạnh.

Cẩm Tuyến

分享到: