【keo c1 hom nay】Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn lạc quan trong năm 2022 và các năm tới
Đây là đánh giá về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam của ông Trần Hải Hà – Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN trong bối cảnh thị trường đang trong giai đoạn biến động ngắn hạn.
Tăng tính minh bạch là giải pháp hiệu quả bảo vệ nhà đầu tư
*PV: Thưa ông,ểnvọngthịtrườngchứngkhoánViệtNamvẫnlạcquantrongnămvàcácnămtớkeo c1 hom nay Chính phủ, cơ quan quản lý đang có nhiều động thái rất mạnh mẽ nhằm tăng tính minh bạch cho thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Theo ông, điều này sẽ có tác động gì tới thị trường trong thời gian tới?
Ông Trần Hải Hà:Chúng tôi hoan nghênh các động thái mạnh mẽ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng tính minh bạch cho TTCK và thị trường TPDN. Chúng tôi đánh giá các động thái này sẽ tác động tích cực cho TTCK trong dài hạn, khi góp phần tạo dựng một môi trường đầu tư minh bạch và công bằng hơn cho các nhà đầu tư (NĐT).
Thực tế hiện nay, thị trường TPDN là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp và được Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích phát triển. Tuy nhiên thời gian vừa qua, hoạt động phát hành TPDN còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro thậm chí có những vụ việc vi phạm pháp luật.
Nắm vững tình hình này, trên thực tế, ngay từ tháng 12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bám sát, dự báo tình hình và chấn chỉnh thị trường TPDN đang tiềm ẩn nhiều bất cập và rủi ro. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu. Đồng thời, Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.
Chúng tôi đánh giá các quy định mới trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP khi ban hành sẽ hạn chế các phát sinh tiêu cực hiện tại liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn huy động sai mục đích, thiếu minh bạch thông tin, huy động vốn khi không đủ điều kiện của các tổ chức phát hành. Đồng thời, định hướng NĐT giao dịch các TPDN có tính an toàn cao, qua đó, gia tăng thanh khoản cho thị trường TPDN.
Bên cạnh vấn đề nổi cộm trên thị trường TPDN, trong thời gian gần đây, một số đối tượng lợi dụng việc cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các vụ án vi phạm pháp luật, đã tung ra các thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng, nhằm mục đích gây tác động tiêu cực tới dư luận xã hội và cộng đồng đầu tư với mục đích trục lợi. Chúng tôi cho rằng, việc Bộ Công an đang kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định tất cả những đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng là hành động kịp thời và cần thiết góp phần tạo môi trường đầu tư ổn định và lành mạnh.
Trên phương diện là một công ty chứng khoán luôn đề cao sự liêm chính và thượng tôn pháp luật, ủng hộ mạnh mẽ các động thái trên của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi đánh giá các động thái trên sẽ góp phần bảo vệ NĐT, đặc biệt là các NĐT mới, qua việc lành mạnh hóa hoạt động giao dịch trên thị trường cổ phiếu và hoạt động huy động trái phiếu. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, môi trường đầu tư minh bạch và công bằng là nền tảng cho sự tăng trưởng lành mạnh của thị trường trong tương lai.
Ông Trần Hải Hà – Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán MB. |
*PV: Dù thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh bởi tâm lý NĐT rất thận trọng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đều cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các yếu tố vĩ mô nền tảng và các yếu tố nội tại của thị trường. Vậy những yếu tố đó cụ thể là gì, thưa ông?
Ông Trần Hải Hà: Chúng tôi đánh giá các yếu tố nền tảng đang hỗ trợ tích cực TTCK Việt Nam hiện tại, bao gồm:
Số lượng NĐT mới tham gia thị trường tiếp tục gia tăng. Thống kê từ đầu năm đến cuối tháng 3/2022, NĐT trong nước mở mới tổng cộng hơn 675.000 tài khoản chứng khoán, gần gấp đôi tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020. Tổng số tài khoản chứng khoán NĐT trong nước hiện đạt hơn 4,9 triệu, xấp xỉ 5% dân số, vượt trước 3 năm so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra. Xu hướng này phản ánh đầu tư chứng khoán đang trở thành một kênh đầu tư quan trọng bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống. Mức độ quan tâm của người dân đến kênh đầu tư này sẽ càng ngày càng tăng và TTCK sẽ phản ánh đúng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.
Triển vọng phục hồi kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2022 là rất rõ ràng sau giai đoạn chịu áp lực cao do Covid-19. Tăng trưởng GDP quý I đạt mức 5,03% cải thiện mạnh so với cùng kỳ. Các cân đối vĩ mô khác cơ bản được giữ vững với tỷ giá VND/USD ổn định, lạm phát được kìm chế và cán cân thanh toán thặng dư. Các yếu tố trên đảm bảo một môi trường đầu tư tươi sáng và ổn định với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết khả quan.
TTCK Việt Nam tăng trưởng mạnh cả về khối lượng cổ phiếu niêm yết, mức độ vốn hóa và khối lượng giao dịch. Tính đến cuối năm 2021, TTCK đã đạt được các thành quả ấn tượng trên các phương diện nói trên. Vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng mạnh đạt 7,7 triệu tỷ VNĐ và tương đương 123% GDP năm 2020. Giá trị giao dịch bình quân đạt mức 26,5 nghìn tỷ cổ phiếu/phiên, tăng 256% so với năm trước.
Số lượng tài khoản NĐT tăng mạnh mẽ cho thấy sức hấp dẫn rất lớn của TTCK. |
Nhiều thay đổi căn bản giúp chứng khoán Việt tăng sức hút vốn ngoại
*PV: Dù khối ngoại vẫn bán ròng, nhưng rõ ràng giao dịch của khối này đã tích cực hơn hẳn so với năm 2021 khi dịch bệnh phức tạp. Theo ông, TTCK Việt Nam đang có những yếu tố gì để thu hút vốn ngoại quay lại mạnh mẽ hơn?
Ông Trần Hải Hà: Chúng tôi đánh giá giao dịch của khối ngoại đã có tín hiệu tích cực hơn trong các tháng đầu năm 2022, mặc dù vẫn duy trì bán ròng. TTCK Việt Nam đang có những nền tảng tốt để thu hút dòng vốn của các NĐT nước ngoài quay trở lại, bao gồm:
Kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định với đà tăng trưởng phục hồi và các cân đối vĩ mô như lạm phát, tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán đều đang được kiểm soát tốt. Điều này, tạo ra một môi trường đầu tư ổn định hấp dẫn các NĐT nói chung và các NĐT nước ngoài nói riêng.
TTCK Việt Nam đã và đang có sự phát triển cơ bản về chất cả về quy mô vốn hóa, khối lượng giao dịch và chất lượng hàng hóa. Chúng tôi đánh giá các thay đổi cơ bản này sẽ gia tăng sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam đối với các NĐT nước ngoài.
Mức định giá của TTCK Việt Nam hiện nay đang ở mức hấp dẫn khi P/E trung bình hiện tại trên sàn HOSE ở mức 16,3 lần, thấp hơn mức trung bình của các thị trường châu Á là mức 19,6 lần, trong khi triển vọng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp Việt Nam hiện tại rất khả quan.
Mở cơ hội đầu tư hấp dẫn vào các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh tích cực
*PV:Ông có khuyến nghị gì dành cho NĐT trong bối cảnh thị trường đang ở giai đoạn giảm điểm khá mạnh và tỷ lệ tham gia của dòng tiền cá nhân tăng mạnh mẽ, cũng như nhiều NĐT đang lo ngại có phần thái quá về các tin đồn thiếu kiểm chứng?
Ông Trần Hải Hà:Theo góc nhìn của tôi, sự biến động tăng/giảm trên TTCK qua thời gian là hiện tượng bình thường. Về dài hạn, TTCK tăng trưởng dựa trên nền tảng tăng trưởng lành mạnh của nền kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp. Các tin đồn thiếu kiểm chứng ảnh hưởng đến TTCK, nếu có cũng chỉ mang tính chất nhất thời. Do đó, chúng tôi vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng TTCK Việt Nam trong năm 2022 và các năm tới.
Các NĐT không nên lo lắng và phản ứng thái quá với những biến động mang tính ngắn hạn của TTCK. Trong bối cảnh hiện tại, chúng tôi cho rằng, nhịp điều chỉnh của TTCK đã và đang mở ra cơ hội đầu tư với những doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh tăng trưởng trong năm nay với một mức giá chiết khấu hấp dẫn. Do đó, trong bối cảnh hiện tại, các NĐT nên rà soát lại danh mục cổ phiếu nắm giữ của mình; cơ cấu lại danh mục; lựa chọn và phân bổ vốn vào các cổ phiếu tiềm năng.
Đối với các NĐT đang nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao, chúng tôi khuyến nghị nên giải ngân từng bước vào các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh tăng trưởng có mức định giá hấp dẫn trong thời điểm hiện tại. Đối với các NĐT đang nắm giữ cổ phiếu, với tỷ trọng cao nhưng không sử dụng đòn bẩy, chúng tôi khuyến nghị hạn chế bán ra, trừ những công ty có kết quả kinh doanh yếu kém để cơ cấu danh mục. Các NĐT nên hạn chế sử dụng đòn bẩy cho đến khi thị trường có tín hiệu hồi phục rõ ràng.
*PV: Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chuyên Gia AI
- ·Chống lãng phí: Khơi thông dự án 10.000 tỷ sắp đến đích còn ngưng trệ
- ·Vận động được hơn 926 triệu đồng chăm lo đời sống cho hội viên hội người mù
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường chuyển đoàn đại biểu Quốc hội
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Quan tâm đến quyền lợi về khám, chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ máy cồng kềnh kìm hãm sự phát triển
- ·Triển khai dự án bảo vệ quyền cho lao động Việt Nam ở nước ngoài
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Tết về san sẻ yêu thương
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Việt Nam và EU nhất trí nâng cấp quan hệ thời gian tới
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường dự Hội nghị G20 tại Brazil
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Có kiểm tra là phát hiện vi phạm
- ·Quốc hội đồng ý chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025
- ·Nhớ mùa nước nổi…!
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Sống chung với nguồn nước ô nhiễm