【tylekeo 88】Việt Nam được đánh giá là cứ điểm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Việt Nam được đánh giá có nhiều cảng biển quy chuẩn quốc tế. Ảnh: T.H |
Đáp ứng chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu
TheệtNamđượcđánhgiálàcứđiểmsảnxuấtquantrọngtrongchuỗicungứngtoàncầtylekeo 88o bà Hằng Đặng, Tổng Giám Đốc CBRE Việt Nam, trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, Việt Nam được ghi nhận là trở thành một cứ điểm sản xuất quan trọng trong thời gian gần đây. Cơ sở hạ tầng phát triển khắp cả nước, trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Cùng với đó, chi phí ngày càng tăng cao tại các địa điểm sản xuất truyền thống như Trung Quốc, đã cho Việt Nam cơ hội thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới. Và do vậy, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ địa điểm sản xuất nhỏ thành một cứ điểm lớn và thành công.
Theo nhận định của CBRE, Việt Nam sẽ duy trì được vị thế đang lên của một nền kinh tế sản xuất của châu Á. Tuy vậy, Việt Nam không thể ngủ quên trong chiến thắng tức thời, vì sẽ có rất nhiều quốc gia sẽ cũng sẽ dụng cơ hội từ chi phí sản xuất tăng cao của Trung Quốc cũng như các căng thẳng địa chính trị gần đây.
Theo phân tích, vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển sang giai đoạn cao hơn. Trung Quốc ngày càng ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu. Tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ chỉ càng đẩy nhanh quá trình này. Dù có thế nào, vai trò của Trung Quốc trong ngành xuất toàn cầu và xuất khẩu cũng sẽ thay đổi và Chính phủ Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự thay đổi này.
Đây là một tin tốt cho các thị trường đang phát triển của châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Việt Nam- trong số đó, được tin rằng sẽ là quốc gia hưởng lợi chính và nhiều nhất từ sự dịch chuyển này của Trung Quốc.
Có nhiều tác nhân để duy trì sự vị thế quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Cụ thể, chi phí thuê đất ở Việt Nam cũng cạnh tranh hơn, ít dần các rào cản thương mại, kết nối trực tiếp vào chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng cải thiện và các chính sách hộ trợ công nghiệp, bên cạnh các tác nhân khác, đang đảm bảo nền tảng vững chắc cho thành công hiện thời của ngành sản xuất Việt Nam.
Theo CBRE, năm 2019 tiếp tục là một năm có lợi đối với Việt Nam. Giá đất công nghiệp tại một số thành phố chính tại Trung Quốc đã là 180 USD/m2, trong khi giá đất công nghiệp tại Việt Nam rơi vào khoảng 100-140 USD/m2. Đây rõ ràng là lợi thế thu hút rất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất tiềm năng.
Hơn thế nữa, bình quân giá thuê đất công nghiệp tăng vừa phải 5-8% mỗi năm tại Việt Nam. Giá thuê tại các khu công nghiệp ở Việt Nam, đăc biệt là các khu có vị trí chiến lược và gần kết nối với các cơ sở hạ tầng trọng điểm, đang tăng.
Chi phí nhân công cạnh tranh là điểm thu hút chính cho các tập đoàn để mắt đến Việt Nam. Lương hằng năm của nhân công sản xuất tại Việt Nam thấp khi so sánh với thế giới. Nhân công có tay nghề tại Việt Nam là một lựa chọn rất hợp lý khi lương của họ chỉ bằng một phần ba so với nhân công có tay nghề tại Trung Quốc.
Hơn thế nữa, Việt Nam còn có một vị trí địa lý chiến lược, góp thêm nhiều giá trị hơn khi so sánh với các quốc gia làng giềng ASEAN, ví dụ như Indonesia và Philippines.
Tận dụng tốt các FTA
Những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam đã góp phần quan trọng giúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn đến các thị trường xuất khẩu lớn bằng cách tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương (FTA).
Việc tiếp tục sử dụng các chính sách này rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách và các cộng động kinh doanh đều rất đồng ý với điều này. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đạt được rất nhiều các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương.
Hiện Việt Nam đã có năm hiệp định thương mại trong nội bộ ASEAN. Đã có sáu cam kết khác được ký giữa ASEAN và các đối tác bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand, bên cạnh bốn hiệp định tự do thương mại song phương khác.
Những hiệp ước này đã xóa bỏ thuế quan giữa các quốc gia thành viên. Nói cách khác, những hiệp ước đã nêu ở trên sẽ giúp các nhà sản xuất nước ngoài tổ chức sản xuất tại Việt Nam. Thêm nữa, các tập đoạn sản xuất tại Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế khi xuất khẩu sang các thị trường thuộc đến các hiệp ước đã được ký kết.
Cùng với đó, các thành tố cơ bản tích cực của nền kinh tế như tăng trưởng GDP, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và lạm phát thấp và ổn định đã trở thành những tác nhân chính giúp củng cố cho vị thế cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên, những chính sách và cải cách thể chế đến từ chính quyền là cần thiết để củng cố ngành sản xuất trong dài hạn.
Chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng. Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam đang vượt mặt các quốc gia châu Á khác, ngoại trừ Trung Quốc, về ngân sách chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng, tính trên phần trăm của GDP. Việc này đã giúp hình thành Các đường cao tốc mới, các cảng biển quy chuẩn quốc tế và các sân bay hiện đại hơn để hỗ trợ nhu cầu ngành công nghiệp trong hiện cũng như tương lai.
Trong một thống kê gần đây của CBRE, số lượng nhà máy tại Việt Nam trong danh sách nhà cung cấp của Apple đã tăng từ 16 trong năm 2015 đến 22 trong năm 2018, và tất cả đều là công ty FDI. Cũng theo xu hướng này, Samsung Electronics Co., Ltd trong năm vừa qua đã thông báo sẽ chấm dứt hoạt động các nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc. Hiện tại, 29 công ty Việt Nam đang là nhà phân phối Loại 1 của Samsung. Tỷ lệ nội địa hóa đã tăng từ 34% tổng giá trị sản xuất vào năm 2014 lên 57% vào năm 2017. Hoạt động này đã đánh tiếng lớn cho vị thế và tiếng tăm của Việt Nam như một thị trường sản xuất công nghiệp hàng đầu. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Cần hành động khí hậu để bảo đảm cuộc sống của người dân
- ·Bầu cử Mỹ: Thêm 2 bang cập nhật kiểm phiếu, hồi kết rõ ràng hơn cho Trump
- ·Trợ cấp 3.8 triệu đồng cho mỗi học sinh lớp 1 tại Seoul
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Triều Tiên bắt đầu sử dụng robot trí tuệ nhân tạo cho giáo dục
- ·Đức, Anh, Pháp khiến Trung Quốc đuối lý ở Biển Đông
- ·Bên trong thư viện cực “xịn xò” của Đại học Thương mại
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Đề ôn tập môn Sinh học ở Hà Tĩnh giống hơn 80% đề thi tốt nghiệp THPT 2021
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt 17 tỷ USD vào năm 2023
- ·Đầu tư bất động sản tại nước ngoài: Cẩn trọng những rủi ro pháp lý
- ·Nhật Bản nới lỏng nhập cảnh với tất cả các nước, đón người Việt Nam
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Người gốc Việt tại Mỹ hồi hộp chờ kết quả bầu cử tổng thống
- ·Học sinh quận Hai Bà Trưng dừng đến trường học trực tiếp
- ·Hướng thị trường nội địa để gỡ khó cho nông sản
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Cần số hóa và cải cách kinh doanh nhiều hơn ở khu vực châu Á