Empire777

Hàng trăm xe chở nông sản vẫn "không lối thoát" ở cửa khẩuThông tin từ Bộ Công thương cho xem kết quả bóng đá việt nam

【xem kết quả bóng đá việt nam】Hướng thị trường nội địa để gỡ khó cho nông sản

Hàng trăm xe chở nông sản vẫn "không lối thoát" ở cửa khẩu

Thông tin từ Bộ Công thương cho biết,ướngthịtrườngnộiđịađểgỡkhóchonôngsảxem kết quả bóng đá việt nam trước ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới gây ra (nCoV), để hạn chế lây lan dịch bệnh, một số cửa khẩu xuất khẩu nông sản đã tạm thời đóng cửa ngừng thông quan nên một số mặt hàng nông sản như dưa hấu, thanh long và trong thời gian tới là vải, xoài,... đang và sẽ có thể gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Theo khảo sát của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) về tình hình giao nhận hàng hóa tại một số cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc từ ngày 10/2/2020 đến ngày 11/2/2020 và lượng hàng hóa còn tồn tại ở các cửa khẩu, hiện tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) đã xuất khẩu được 37 xe chở nông sản, thanh long, mít, nhãn, khẩu trang, linh kiện điện tử. Đồng thời, đã nhập khẩu 62 xe gồm linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, nông sản, thủy sản; trái cây như táo, cam; nông sản khác như hành, tỏi, nấm; chất phụ gia. Hiện tại cửa khẩu này vẫn đang còn tồn 106 xe nông sản, trái cây như thanh long, mít, ớt, nhãn.

Tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) hiện còn tồn 109 xe thanh long; tại cửa khẩu Cốc Nam còn tồn 10 xe nông sản, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm; tại cửa khẩu Chi Ma hiện còn tồn 2 xe (1 xe thạch đen, 1 xe hồ tiêu) chưa xuất khẩu được; tại Ga Đồng Đăng còn tồn 41 toa tàu (7 toa thanh long chờ xuất khẩu, 37 toa thép chờ nhập khẩu).

Như vậy, đến thời điểm hiện tại các cửa khẩu biên giới Trung Quốc vẫn còn ùn ứ hàng trăm xe nông sản. Bên cạnh đó, lượng hàng chính ngạch xuất khẩu tại các cửa khẩu vẫn còn nhỏ giọt, tiến độ thông quan bên phía Trung Quốc vẫn chậm do thiếu nhân lực liên quan đến quá trình giao nhận hàng hóa.

Theo ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, mặc dù ngay từ khi phát sinh dịch bệnh Corona tại Trung Quốc, Bộ Công thương đã thông báo với các địa phương để điều tiết, song tình trạng đưa hàng lên biên giới vẫn diễn ra trong khi Trung Quốc "đóng cửa", việc giao thương tại các cửa khẩu còn hạn chế đã khiến lượng hàng hóa bị ùn ứ nằm bất động nhiều ngày tại cửa khẩu.

Tiếp tục hướng về thị trường nội địa và chú ý thị trường châu Á

Trong bối cảnh xuất khẩu tại các cửa khẩu vẫn còn nhỏ giọt, để chủ động hỗ trợ tiêu thụ và đẩy mạnh tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm nông sản nêu trên, chiều ngày 11/2, Bộ Công thương tổ chức cuộc họp nhằm kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối lớn với các địa phương để đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản trong hệ thống phân phối của các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Thông qua sự trao đổi thông tin giữa các địa phương và doanh nghiệp về nguồn cung, nhu cầu, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản, các chuyên gia đều đánh giá, hệ thống phân phối hiện đại đang ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Do đó, việc đưa các sản phẩm nông sản tiêu thụ qua kênh phân phối này sẽ có ưu thế lớn trong giai đoạn hiện nay. "Kết nối tiêu thụ nông sản, trước khi thúc đẩy xuất khẩu, cần tập trung vào thị trường trong nước với sức mua của 100 triệu dân đầy tiềm năng" - Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Cụ thể, các doanh nghiệp đã công bố năng lực tiêu thụ trong hệ thống, điển hình như: BigC tiêu thụ được 100 tấn dưa hấu và 70 tấn thanh long/ngày; hệ thống siêu thị Vinmart tiêu thụ được khoảng 2.000 - 3.000 tấn thanh long và dưa hấu/tuần; Saigon Coop có thể tiêu thụ 1.600 tấn/ngày…

Vì vậy, một số doanh nghiệp như Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce; Tập đoàn Central Retail Việt Nam (Siêu thị BigC và Go!); Tổng công ty Thương mại Hà Nội; Liên hiệp HTX thương mại TP. Hồ Chí Minh (Sai Gon Co.op); Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam); Công ty TNHH bán lẻ BRG; Công ty TNHH Aeon Việt Nam; Công ty cổ phần Bách hóa xanh… đã cam kết cùng triển khai các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ một số mặt hàng nông sản của các địa phương trong thời gian tới. Đáng chú ý, các doanh nghiệp cho hay sẵn sàng bán các mặt hàng nông sản với giá thấp, không lợi nhuận để thúc đẩy tiêu thụ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đề nghị sở công thương các tỉnh chỉ đạo đơn vị cung cấp mặt hàng nông sản trên địa bàn cung cấp đầy đủ lượng hàng với chất lượng, giá cả như đã cam kết.

Đáp ứng yêu cầu trên, các sở công thương cam kết sẽ cung cấp thông tin thị trường, giá cả, chủng loại, chất lượng, số lượng, phẩm cấp hàng hoá để thông tin cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương nhân trong lưu thông hàng hóa trên thị trường. Thêm vào đó cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ trong các hoạt động xúc tiến thương mại, các chương trình tiêu thụ nông sản trên địa bàn quản lý.

"Song song với việc kích cầu trong nước, chúng ta cần tiếp tục mở rộng thị trường và có thể cân nhắc đến thị trường Đông Nam Á như Campuchia, Myanmar… Đặc biệt, cần lưu ý muốn xuất khẩu thành công, địa phương và nhà sản xuất nuôi trồng cần tính toán để tái cơ cấu sản xuất và chuẩn bị kịch bản mang tính chiến lược, bài bản, hiệu quả hơn" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khuyến cáo./.

Tố Uyên

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap