游客发表
发帖时间:2025-01-11 05:14:16
Đoàn viên,ảnhbáotìnhtrạngrácthảinhựatăngtrởlạtỷ số cúp c2 hôm nay thanh niên ra quân hưởng ứng phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” (Ảnh chụp trước khi bùng phát đợt dịch lần thứ 4). Ảnh:Hoài Thương
Lượng rác thải nhựa tăng
Anh Nguyễn Đức Quang Minh (27 tuổi, phường An Cựu, TP. Huế) cho biết: “Thời điểm dịch bệnh này đã thay đổi thói quen tiêu dùng của mình. Thời điểm không có dịch, mình đến các quán ăn nhưng giờ mình ngồi nhà đặt Grab Food rồi người ta giao hàng tới. Tất nhiên, họ chỉ sử dụng bao bì nhựa thôi. Rác thải nhựa trong nhà mình cứ thế tăng và tăng lên rất nhiều”.
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi rất lớn hành vi tiêu dùng của người dân. Việc người dân hạn chế ra ngoài mua sắm hơn đã làm bùng nổ xu hướng mua sắm online. Việc đặt món và giao đồ ăn tận nơi nở rộ đã phần nào khiến lượng rác thải nhựa tăng lên đáng kể.
Chị Trần Thị Dung (37 tuổi), chủ một quán ăn tại đường Trần Phú (phường Phước Vĩnh, TP. Huế) cho biết, khách đến mua hoặc người giao hàng tới, nhưng ít người mang theo hộp đựng nên cửa hàng phải có hộp đựng cho khách. Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến cáo về việc lấy đũa, muỗng nhựa bằng việc dùng đũa muỗng gia đình.
Theo PGS. TS. Hoàng Công Tín, Phó Trưởng khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế, việc người dân quay lại thói quen sử dụng đồ dùng một lần đã khiến lượng rác thải nhựa tăng lên đáng kể trong những tháng gần đây. Đại dịch cũng kéo theo sự tăng lên chóng mặt của rác thải y tế. Tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng có thể thấy, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, số lượng vật tư y tế như khẩu trang, đồ bảo hộ được sử dụng tăng vọt. “Có dùng chắc chắn sẽ có thải. Điều này tạo nên một áp lực không hề nhỏ đối với môi trường”, PGS. TS. Hoàng Công Tín nhận định.
“Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất nhựa có số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm. Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái. Nếu không được xử lý đúng cách, rác thải nhựa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, gây nên “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người…”, PGS. TS. Hoàng Công Tín phân tích.
Cần sự chung tay của cộng đồng
Thời gian qua, phong trào “Ngày chủ nhật xanh” vẫn được lan tỏa tại các địa phương vào mỗi dịp cuối tuần. Hình ảnh các đoàn viên, thanh niên tích cực làm đẹp khu phố, ngõ xóm vào mỗi cuối tuần đã dần trở nên quen thuộc trong mắt người dân.
Tại các xã ven biển, những mô hình phân loại rác nhằm quản lý rác thải nhựa cũng đã được địa phương phát động. Huyện Phú Vang với dự án “Nâng cao năng lực cộng đồng trong quản lý rác thải nhựa gắn với phát triển du lịch biển, đầm phá” đã bước đầu tạo nên ý thức phân loại rác thải cho người dân, qua đó giảm mức phát thải nhựa ra môi trường. Ngoài ra, Huyện đoàn phối hợp với Đoàn Thanh niên thị trấn Thuận An, triển khai mô hình “Ngôi nhà xanh trên biển” cho hội nghề cá thị trấn nhằm huy động người dân và các đội tàu đánh bắt xa bờ thu gom rác thải nhựa, chai nhựa, vỏ lon, bao bì nylon… trên biển, vừa gây quỹ giúp các em học sinh nghèo vừa làm sạch môi trường biển.
PGS. TS. Hoàng Công Tín cho rằng việc giảm phát thải từ rác thải nhựa không phải là chuyện một sớm một chiều. Trước tiên, mọi người cần thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nylon… và thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu cũng như lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…”,
ĐĂNG TRÌNH
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接