Theóagiảimốilochấtthảihạtnhâbong da xoio Trung tâm xử lý chất thải phóng xạ và môi trường – Viện Công nghệ xạ hiếm, khi hoạt động, các lò phản ứng hạt nhân sản sinh ra một số lượng nhất định chất thải phóng xạ. Tuy nhiên, khối lượng chất thải phóng xạ là rất nhỏ nếu so sánh với lượng chất thải được tạo ra bởi các nguồn phát điện sử dụng tài nguyên hóa thạch. Bên cạnh đó, khối lượng chất thải tạo ra bởi ngành công nghiệp hạt nhân cũng rất nhỏ so với những chất thải của ngành công nghiệp sản xuất khác. Ở những quốc gia sở hữu năng lượng hạt nhân, chất thải phóng xạ chỉ chiếm khoảng 1% toàn bộ khối lượng chất thải độc hại trong công nghiệp. Theo báo cáo của các chuyên gia Nhật Bản thì mỗi năm một tổ máy của nhà máy ĐHN có công suất 1000 MWe thải ra khoảng 600 - 800 thùng chất thải phóng xạ (dung tích 200 lít). Ngày nay, các công nghệ và thiết bị hiện đại có thể làm giảm bớt thể tích, giảm lượng chất thải tạo ra. Tuy nhiên, cần phải cách ly và phân tán các chất thải loại này để hàm lượng của hạt nhân phóng xạ khi quay lại môi trường sinh thái sẽ không còn gây độc hại nữa. Để đạt được điều này, tất cả các chất thải cần được lưu giữ và quản lý theo quy trình chặt chẽ, một số loại chất thải cần được chôn sâu. Ông Shusuke Fujuwara - Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Kansai của Nhật Bản - cho biết, một nhà máy ĐHN có 6 tuabin, hoạt động trong 40 năm, sẽ thải ra khoảng 5 tấn chất thải. Tại Nhật Bản, các chất thải hạt nhân được xử lý theo phương án chôn lấp và khu vực này được cách ly hoàn toàn. Tiến sĩ Vũ Minh Ngọc - Viện quản lý chất thải hạt nhân của Pháp - cho hay, hiện tại, khoảng 75% sản lượng điện tại Pháp được sản xuất từ ĐHN. Do đó, Chính phủ Pháp đã đầu tư những công trình rất lớn, có dự án trị giá tới 40 tỷ Euro, để lưu trữ chất thải hạt nhân sâu trong lòng đất. Tại Pháp, người ta phân loại chất thải hạt nhân dựa trên hai yếu tố: hoạt tính và chu kỳ bán bã. Hoạt tính gồm hoạt tính thấp, hoạt tính trung bình và hoạt tính cao. Về tuổi thọ, có tuổi thọ rất ngắn, tuổi thọ ngắn và tuổi thọ dài. Tùy loại chất thải hạt nhân mà người ta có biện pháp quản lý khác nhau. Theo ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, chất thải phóng xạ có hoạt độ thấp và trung bình, được sinh ra trong quá trình hoạt động nhà máy, ít nguy hiểm, dễ bảo quản. Người ta sẽ đóng hoặc nén chúng đưa vào các thùng chuyên dụng và xây các kho chứa dưới lòng đất để chôn. Điều mọi người lo lắng và quan tâm nhất là chất thải có hoạt độ cao và chu kỳ bán hủy dài nhưng các chất phóng xạ này chỉ chiếm khoảng 3% khối lượng nhiên liệu đã cháy. Trong trường hợp không thể tái chế, thông lệ thế giới đang làm là cất giữ toàn bộ nhiên liệu này. Đối với dự án ĐHN Ninh Thuận, nhiên liệu đầu vào sản xuất ĐHN được nhập khẩu. Những bó nhiên liệu sau khi được khai thác sẽ theo mô-típ của thế giới là được lưu trữ trước ở các bể chứa nằm trong nhà lò, sau đó được vận chuyển ra vị trí lưu giữ trung gian rộng lớn hơn. Trong đó, Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 do Nga cung cấp công nghệ, họ đã cam kết hỗ trợ xử lý theo hai phương án: nhiên liệu đã cháy chuyển về Nga xử lý, sau đó chuyển về Việt Nam lưu giữ hoặc thuê gửi lại ở Nga. Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2, do Nhật Bản cung cấp công nghệcũng cam kết giúp Việt Nam xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng. Xây dựng nhà máy ĐHN, Việt Nam đã cam kết không sử dụng hay tái chế các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Đồng thời, Việt Nam đang xây dựng chính sách quốc gia về vấn đề xử lý chất thải hạt nhân. |