【soi kèo benfica vs】Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu
Đông Nam Bộ: Thúc đẩy tăng trưởng xanh,ậptrungcơcấulạingànhcôngnghiệpVùngĐôngNamBộtheochiềusâsoi kèo benfica vs kinh tế tuần hoàn Đông Nam Bộ: Tăng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo bước đột phá kinh tế theo hướng hiện đại |
Phát triển Đông Nam Bộ trở thành vùng có tiềm lực kinh tế mạnh
Vùng Đông Nam Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những năm qua, các cấp, ngành, nhất là địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu. Ảnh minh họa |
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt mức cao nhất cả nước…
Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng, lợi thế thì phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ còn nhiều hạn chế và thách thức: Tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước; đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước giảm, tốc độ tăng năng suất lao động thấp, công tác quy hoạch, triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm…
Vì vậy, tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đặt mục tiêu: Đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại…
Với một số chỉ tiêu cụ thể như: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%; đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 triệu đồng, tương đương 14.500 USD; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo 33%)…
Tầm nhìn đến năm 2045, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á…
Để thực hiện được mục tiêu, một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 24-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là phát triển nhanh, bền vững tạo bước đột phá, lan toả trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng.
Cụ thể, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, tinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm. Đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao.
Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp: Cơ khí chế tạo, hóa dầu, sản phẩm hạ nguồn của ngành công nghiệp hóa dầu, chế biến sản phẩm từ dầu, hóa chất.
Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao; tăng cường kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất để hình thành cụm liên kết ngành công nghiệp…
Ngành Công Thương cụ thể hóa nhiệm vụ
Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương nhằm khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng nói riêng và của vùng Đông Nam Bộ nói chung, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cả nước, Bộ Công Thương tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp: Cơ khí chế tạo, hoá dầu, sản phẩm hạ nguồn của ngành công nghiệp hóa dầu, chế biến sản phẩm từ dầu, hóa chất.
Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ số: Điện tử - viễn thông, công nghiệp sản xuất rô-bốt, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin mạng, công nghiệp hóa phẩm, dược phẩm, chế phẩm sinh học, sản xuất thuốc, vắcxin, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp môi trường và các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường; chuyển dịch nhanh những lĩnh vực công nghiệp, sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên, ít hàm lượng giá trị gia tăng sang sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Cơ cấu lại ngành thương mại của vùng Đông Nam Bộ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số góp phần đưa vùng trở thành trung tâm dịch vụ tài chính, thương mại, du lịch của khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghiệp tập trung để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, có khả năng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao.
Đồng thời phát triển hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tỉnh Tây Ninh.
Tập trung xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics cảng và cảng trung chuyển quốc tế tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng công nghiệp - đô thị - thương mại - dịch vụ gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hình thành trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh.
Phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành dầu khí Tiểu vùng ven biển gồm khu vực Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là khu vực phát triển mạnh các ngành kinh tế biển: Cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hoá dầu, du lịch biển, đảo, khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
Hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ. Phát triển TP. Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế. Tiểu vùng phía Bắc gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và khu vực phía Bắc của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương là khu phát triển kinh tế cửa khẩu, kho vận, mở rộng không gian phát triển công nghiệp của vùng; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trồng cây công nghiệp, có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học.
Ngoài ra, đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng.
Tăng cường cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số, đô thị thông minh. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, cạnh tranh vượt trội, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hoàn thiện thể chế giải quyết tranh chấp ngoài toà án; nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian xử lý tranh chấp, thi hành án trong lĩnh vực dân sự, hành chính, đầu tư, kinh doanh, thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.
(责任编辑:Thể thao)
- Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- Nâng cao hiệu quả phát triển khoa học và công nghệ ngành Tài chính
- GS.Nguyễn Minh Đức: ‘Muốn con thành công hãy dạy con biết cãi’
- Purple Azadirachta indica tree season
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- Đáp án môn Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 mã đề 404
- Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- The New Year’s Successful Heart Transplant Surgery
- Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- Từ 1/11: Xăng dầu sẽ được điều hành theo quy định mới
- Đà Nẵng: Phạt 2,7 tỷ đồng đơn vị khai thác cao lanh trái phép
- Vĩnh Phúc: thành phố Vĩnh Yên có tân Bí thư Thành ủy
- Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện vốn đầu tư công 7 tháng tăng 45,3%
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- Silent people behind special repatriation
- Awards ceremony for the contest “Ru Cha
- Fashion from carved wood
- Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- Câu hỏi tính lãi suất trong đề Toán thi THPT quốc gia 2018 có đáp án thế nào?