当前位置:首页 > La liga

【tỷ lệ bóng đá ngoại hạng】Nâng cao hiệu quả phát triển khoa học và công nghệ ngành Tài chính

Nâng cao hiệu quả phát triển khoa học và công nghệ ngành Tài chính
Toàn cảnh Hội thảo của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính. Ảnh: TL.

Đề cao vai trò của khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài chính

Để phát huy vai trò của khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của nền kinh tế, các chính sách liên quan khoa học công nghệ nói chung, ngày 20/3/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 389/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính; Quyết định số 263/QĐ-BTC ngày 9/3/2022 về định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ ngành Tài chính giai đoạn 2022 - 2024. Trên cơ sở đó, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ không chỉ bám sát các định hướng mà còn phù hợp với nhiệm vụ tài chính - ngân sách, các chiến lược của ngành Tài chính.

Theo TS Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, để phát huy vai trò của khoa học công nghệ nói chung và khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài chính nói riêng, trong những năm qua, công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ của ngành Tài chính đã từng bước được hoàn thiện, phù hợp với quy định hiện hành.

Theo đó, các nghiên cứu khoa học công nghệ của ngành Tài chính đã góp phần tạo cơ sở lý luận, thực tiễn, hình thành và xây dựng các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng về chính sách tài chính - ngân sách nhà nước.

Kết quả nghiên cứu khoa học của ngành Tài chính cũng đã gắn với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và chiến lược tài chính. Nhiều kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quản lý tài chính, góp phần sửa đổi những chính sách không còn phù hợp, xây dựng hệ thống quan điểm mới, đưa ra nhiều kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế độ, chính sách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính.

Đại diện Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính nhận định, quy trình xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ, đặt hàng khá chặt chẽ, đảm bảo xác định được các nhiệm vụ phù hợp với định hướng nghiên cứu khoa học và yêu cầu phát triển của nền kinh tế giai đoạn tới.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Tổng cục Hải quan đã có nhiều đổi mới

Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu khoa học của Tổng cục Hải quan đã đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt, kể cả về số lượng và chất lượng. Các công trình nghiên cứu có chiều sâu, bao hàm hết được những vấn đề nổi cộm, phát sinh của thực tế hoạt động hải quan hiện đại, đón đầu được các chủ đề mới mang tính quốc tế cũng như trực tiếp góp phần vào quá trình xây dựng hoàn thiện chính sách ngành Tài chính nói chung và Tổng cục Hải quan nói riêng.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, các đề tài của Tổng cục Hải quan đã đạt chất lượng theo yêu cầu và đưa nhanh vào triển khai trong thực tế hoạt động nghiệp vụ của ngành như: góp phần hoàn thiện xây dựng nghị định và thông tư trong lĩnh vực hải quan, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường, mô hình kiến trúc hải quan điện tử, xây dựng khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro, tố tụng hành chính trong lĩnh vực hải quan... Nhiều đề tài đã gợi mở hướng đi mới trong sự nghiệp phát triển hiện đại hoá hải quan, đem đến hiệu quả hữu ích cho các hoạt động điều hành của toàn Ngành.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Liên, Viện Nghiên cứu Hải quan, hoạt động nghiên cứu khoa học của Tổng cục Hải quan đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, có định hướng cụ thể, rõ ràng hơn, đặc biệt trong việc làm tốt công tác tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan trong các hoạt động chỉ đạo điều hành các lĩnh cực quản lý của Ngành.

"Với phương châm khoa học là đổi mới, thay vì việc xây dựng định hướng hàng năm, từ năm 2021, Tổng cục Hải quan đã xây dựng định hướng cho giai đoạn 2 năm 2022-2023 phù hợp với định hướng nghiên cứu khoa học của Bộ Tài chính cũng như xu hướng phát triển mang tính chất dài hạn của công tác quản lý hải quan. Nội dung định hướng cũng có nhiều thay đổi, ngoài các vấn đề chung của toàn Ngành, định hướng còn được xác định cụ thể cho khối cơ quan Tổng cục và các đơn vị địa phương. Theo đó, sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề mang tính chất định hướng chung cho các lĩnh vực của ngành, những vấn đề có tính chất rộng, mở đường hoặc mang tính chất lý luận chuyên sâu; ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp với mục tiêu cải cách, phát triển và hiện đại hoá trên tất cả các lĩnh vực hoạt động ", bà Nguyễn Thị Phương Liên chia sẻ.

Hiện nay, yêu cầu đặt ra với Hải quan Việt Nam là xây dựng mô hình quản lý hải quan số, hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, ứng dụng tối đa công nghệ tiên tiến trên thế giới.

分享到: