Đông đồng bào Khơme Bình Phước đến chùa tham dự lễ hội Sen Dolta
Vào những ngày này,ễhộiSenDoltacủađồngbagraveoKhơmeBigravenhPhướkq cúp fa anh hôm nay khắp nơi trong phum, sóc đồng bào Khơme đều rộn ràng không khí của lễ hội Sen Dolta. Lễ hội được tiến hành trong 3 ngày, ngày đầu tiên bà con làm lễ cúng ông bà, tổ tiên tại nhà, lễ vật gồm các món ăn mặn, bánh trái... khá phong phú, đậm đà hương vị truyền thống của đồng bào. Những món ăn thường là sản vật sẵn có theo mùa ở địa phương do bà con tự chế biến như: canh bồi, xôi gà, bánh tét, bánh gừng... Ngoài ra không thể thiếu nhang đèn, hoa trái, trầu cau, ly nước lạnh, trà và rượu... Sau khi thực hiện nghi thức cúng tổ tiên, ông bà, mọi người sẽ tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà ông bà, cha mẹ còn sống. Sau các phần nghi thức là bữa cơm sum họp gia đình.
Sang ngày thứ hai, người dân dậy từ sớm chuẩn bị vật dụng cần thiết để đi chùa làm lễ Pro-chum-binh. Pro-chum-binh tại chùa gồm các lễ tiết như: đặt bát rước cơm vắt, cơm nắm và dâng mâm lễ vật đến các vị chư tăng. Các lễ tiết này đều có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian được dẫn trong tích truyện của Phật giáo Nam Tông Khơme. Ngày thứ ba của lễ hội vào mồng 1-9 âm lịch. Ngày này, đồng bào tổ chức cúng đưa ông bà, tổ tiên về chốn cũ. Để ông bà, tổ tiên có thể quay về nơi cũ, con cháu phải làm những phương tiện dâng cúng. Các phương tiện thường làm bằng bẹ chuối, kết thành những chiếc thuyền nhỏ, trên có cắm nhiều cờ xí kèm theo thức ăn, đồ dùng... mang tính tượng trưng rồi đem thả xuống sông, rạch để đưa ông bà trở về chốn cũ.
Hiện nay, lễ hội Sen Dolta vẫn được đồng bào Khơme sinh sống khắp các huyện, thị trên địa bàn Bình Phước tổ chức hằng năm. Cùng với tết Chôl Chnăm Thmây thì Sen Dolta là lễ hội lớn của đồng bào Khơme ở Bình Phước, là dịp để các thế hệ con cháu thể hiện lòng thành kính, ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Đồng thời còn thể hiện nét đẹp truyền thống của đời sống văn hóa, tinh thần trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với ngôi chùa của người Khơme. Ngoài ra, đây còn là hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào Khơme nói riêng và của Bình Phước nói chung.
Đức Ngự