您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【soi kèo viettel】Khả năng FED tăng lãi suất tác động ra sao đến thị trường tiền tệ trong nước?

Ngoại Hạng Anh5人已围观

简介Khả năng đợt tăng lãi suất tiếp theoTheo lộ trình của FED, cơ quan này có thể sẽ tiếp tục đợt tăng l ...

Khả năng đợt tăng lãi suất tiếp theo

TheảnăngFEDtănglãisuấttácđộngrasaođếnthịtrườngtiềntệtrongnướsoi kèo viettelo lộ trình của FED, cơ quan này có thể sẽ tiếp tục đợt tăng lãi suất vào tháng 12/2022; theo đó, ghi nhận đợt tăng lãi suất lần thứ 6 trong năm. Tuy nhiên, đợt tăng lãi suất này có thể sẽ nhẹ hơn 3 lần gần đây với mức tăng dự kiến 50 điểm cơ bản.

Việc tăng lãi suất của FED, nhưng với mức độ chậm hơn, được giới chuyên gia tài chính quốc tế đánh giá rằng, do tình hình lạm phát tại Mỹ đã bước đầu được kiểm soát, cụ thể hạ từ 8,2% trong tháng 9/2022 xuống còn 7,7% trong tháng 10/2022. Đây là mức giảm sâu hơn so với dự đoán của các nhà phân tích. Mặc dù sự suy giảm đó chưa đủ để FED ngừng tăng lãi suất, nhưng có thể cho phép tổ chức này làm chậm tốc độ tăng lãi suất.

Trước đó, sau nhiều đợt tăng lãi suất của FED, diễn biến lãi suất trong nước cũng buộc phải “tăng nhiệt” theo để phù hợp với bối cảnh chung của tình hình tài chính quốc tế.

Trong tháng 9 và tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải thực hiện 2 đợt tăng lãi suất điều hành liên tiếp.
Trong tháng 9 và tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải thực hiện 2 đợt tăng lãi suất điều hành liên tiếp.

Trong tháng 9 và tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phải thực hiện 2 đợt tăng lãi suất điều hành liên tiếp. Cụ thể, ngày 22/9, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 4% lên 5%; lãi suất tái chiết khấu từ 2,5% lên 3,5%; đồng thời điều chỉnh tăng một số nhóm lãi suất khác. Tiếp đó đến ngày 24/10, NHNN tiếp tục tăng các mức lãi suất điều hành, trong đó, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 5% lên 6%, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 3,5% lên 4,5%. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với tổ chức tín dụng từ 6% lên 7%.

Sau đó, diễn biến lãi suất huy động vốn trong nước cũng tăng nhiệt, với lãi suất cho vay các kỳ hạn trên 12 tháng của nhiều ngân hàng đã lên tới mốc xấp xỉ 10%/năm. Mặt bằng lãi suất huy động theo đó leo dốc khá nhanh, cao hơn tới khoảng 20% so với lãi suất huy động giai đoạn từ tháng 8 trở về trước.

Những diễn biến tiền tệ giai đoạn tới

Trong bối cảnh FED tiếp tục tăng lãi suất, dù với mức độ nhẹ hơn, những lo ngại về một cuộc suy thoái tiếp tục đeo bám Mỹ khi một số nhà kinh tế hàng đầu cảnh báo rằng, điều này có thể xảy ra vào mùa xuân 2023.

Đối với thị trường tài chính trong nước, một số chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang chịu tác động tiêu cực của việc thắt chặt tín dụng cho các công ty bất động sản gần đây đối với phần còn lại của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Michael Kokalari - Kinh tế gia trưởng thuộc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital, khảo sát trực tiếp của VinaCapital đối với nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhận thấy, cuộc thắt chặt tín dụng hiện nay chủ yếu ảnh hưởng đến các công ty bất động sản và một số công ty nhỏ hơn. Các công ty lớn ngoài lĩnh vực bất động sản vẫn tiếp tục tiếp cận đến các nguồn tín dụng – mặc dù lãi suất có cao hơn.

Theo đó, những ảnh hưởng của lãi suất tăng và tín dụng thắt chặt có thể có, nhưng GDP của Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng (VinaCapital dự báo khoảng 8% vào năm 2022 và gần 6% vào năm 2023), trong khi lợi nhuận các doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng với dự báo khoảng 17% trong năm nay và năm sau. Sự kết hợp giữa giá cổ phiếu giảm và lợi nhuận tăng đã khiến hệ số giá trên thu nhập (P/E) năm 2022 của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán đang dần hấp dẫn hơn. Cụ thể, P/E đã giảm từ mức trên 17 lần vào đầu năm 2022 xuống còn 9 lần hiện tại và P/E dự đoán trong năm 2023 là 8 lần, thấp hơn 40% so với định giá P/E dự đoán của các nước trong khu vực.

Lãi suất tăng, nhưng vẫn được kiểm soát hợp lý

Theo thông tin mới đây từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay đối với các ngành nghề ưu tiên trong thời gian qua vẫn thấp hơn mức tối đa theo quy định. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,4 - 9,9%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam đối với lĩnh vực ưu tiên chỉ khoảng 4,6%/năm, so với mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 5,5%/năm.

Ngoài ra, NHNN gần đây cũng đang có những động thái cởi bớt những điểm nghẽn trong kênh tín dụng để hỗ trợ thêm cho việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế cuối năm. Cụ thể, trong văn bản mới đây gửi các ngân hàng thương mại, NHNN cho biết, vẫn còn dư địa để các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, NHNN yêu cầu những tổ chức tín dụng vẫn còn hạn mức tăng trưởng tín dụng cần chủ động cân đối điều hòa nguồn vốn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, NHNN cho biết tín dụng cần tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. NHNN cũng lưu ý hoạt động tín dụng phải đảm bảo thanh khoản ổn định, an toàn hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tags:

相关文章