当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【cau tai xiu】Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng

Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ các Phó Thủ tướng Thủ tướng yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000 km cao tốc Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái,ủtướngchủtrìHộinghịtháogỡkhókhănthúcđẩysảnxuấtvậtliệuxâydựcau tai xiu Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, lãnh đạo các ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương và địa phương; đại diện các Hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng là những vật liệu thiết yếu để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình dân dụng, công nghiệp, sân bay, bến cảng, các công trình quốc phòng, an ninh; hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn...

Phát triển bền vững ngành xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng tại nước ta là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, đã có nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với các chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương; sự tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng đã có sự phát triển vượt bậc trong 10 năm gần đây, trong đó xi măng đã được đầu tư với tổng công suất đạt 122 triệu tấn/năm, đứng tốp đầu thế giới. Tổng mức đầu tư ước tính theo giá trị hiện nay lên đến 500.000 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD).

Gạch ốp lát đã được đầu tư với tổng công suất đạt 831 triệu m2/năm. Tổng mức đầu tư ước tính theo giá trị hiện nay khoảng 100.000 tỷ đồng (tương đương 4 tỷ USD).

Sứ vệ sinh đã được đầu tư với tổng công suất đạt 26 triệu sản phẩm/năm. Tổng mức đầu tư ước tính theo giá trị hiện nay khoảng 25.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD).

Kính đã được đầu tư với tổng công suất đạt 5.900 tấn thủy tinh/ngày (tương đương 331 triệu m2 kính/năm), đứng trong nhóm 5 nước có sản lượng lớn nhất Đông Nam Á. Tổng mức đầu tư ước tính theo giá trị hiện nay khoảng 50.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD).

Vật liệu xây không nung đã đầu tư với tổng công suất đạt 12 tỷ viên/năm. Tổng mức đầu tư ước tính theo giá trị hiện nay khoảng 12,5 nghìn tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD).

Ngành thép (giai đoạn 2011-2022) có tốc độ tăng trưởng cao (bình quân đạt 14,25%). Sản lượng thép năm 2022 tăng gấp 5 lần so với năm 2011. Đặc biệt giai đoạn 2016-2022, ngành thép đạt tốc độ tăng trưởng rất cao với mức bình quân 27,11%/năm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng
Thủ tướng đề nghị các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung vào đánh giá, phân tích kỹ lưỡng tình hình sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng thời gian qua. Trong đó, làm rõ vì sao, tình hình tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng từ năm 2023 đến nay lại sụt giảm lớn, chưa đạt mục tiêu đề ra?

Nhận diện khó khăn, thách thức về sản xuất như chi phí nhiên liệu tăng cao; nguyên liệu khan hiếm, giá thành cao; sức ép về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng tăng; chưa có cơ chế chính sách đột phá hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng…

Về tiêu thụ trong nước, thị trường bất động sản trong nước trầm lắng; tốc độ đầu tư xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng, công trình thủy lợi, các công trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai còn chậm; chi phí vận tải tăng cao; cạnh tranh với hàng nhập khẩu...

Về xuất khẩu thể chế, chính sách chưa tạo điều kiện cho xuất khẩu; các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước gia tăng. Về tài chính tài chính, vốn tín dụng của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng đã được giải quyết như thế nào? Khó khăn, vướng mắc trong thời gian tới là gì? Cần đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá gì để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, người dân cần làm gì để phát triển bền vững ngành xi măng, sắt thép vật liệu xây dựng tại Việt Nam? Các giải pháp và vai trò, trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành trong giải quyết các điểm nghẽn.

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu phát biểu trên tinh thần Hội nghị là tập trung thảo luận, phát biểu thẳng thắn, không tô hồng, không bôi đen, chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được; nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm; những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam kiến nghị gì lên Thủ tướng?

Để gỡ khó cho sản xuất xi măng, Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị Thủ tướng và các bộ ngành tăng tiêu thụ xi măng nội địa thông qua việc khuyến khích sử dụng xi măng làm cao tốc, cầu cạn ở những vùng có địa hình đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long, một số khu vực tại miền Trung, miền núi.

Đẩy mạnh việc gia cố nền đường bằng xi măng - đất thay thế cho công nghệ truyền thống đắp nền cao tốc bằng đất, cát hiện nay để tăng tuổi thọ công trình.

Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội bãi bỏ thuế xuất khẩu với clinker, xi măng, trước mắt khi chưa bãi bỏ thì giữ nguyên mức thuế suất xuất khẩu 5% với clinker.

Đồng thời chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho doanh nghiệp xi măng, ưu tiên doanh nghiệp xi măng được vay vốn lưu động, không khuyến khích đầu tư FDI vào ngành xi măng vì doanh nghiệp trong nước đã làm chủ được công nghệ.

Về phía Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cũng kiến nghị Thủ tướng một số giải pháp để gỡ vướng cho các nhà thầu xây dựng Việt Nam.

Theo đó, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ cơ chế không bình đẳng giữa nhà thầu và chủ đầu tư.

Hiệp hội này cho biết theo quy định của Luật Đấu thầu, hiện nay các nhà thầu, tổng thầu xây dựng phải thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh bảo hành khi trúng thầu thi công các công trình xây dựng. Trong khi các chủ đầu tư, đặc biệt là chủ đầu tư tư nhân lại không phải thực hiện bảo lãnh thanh toán hợp đồng xây dựng, dẫn tới nhiều chủ đầu tư tư nhân lách luật, không thanh toán đủ chi phí xây dựng khi nhà thầu hoàn thành công trình.

Điều này dẫn tới nhiều nhà thầu, tổng thầu xây dựng lớn trên cả nước như Delta, Hòa Bình có nợ đọng xây dựng kéo dài lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Nhiều nhà thầu xây dựng sau khi làm xong dự án gặp khó khăn về dòng tiền vì bỏ tiền làm công trình nhưng không được thanh toán đúng hạn. Hiệp hội nhà thầu kiến nghị Thủ tướng, các bộ ngành bổ sung quy định bảo lãnh thanh toán với các chủ đầu tư dự án, đặc biệt chủ đầu tư tư nhân để bảo đảm công bằng thanh toán cho các nhà thầu xây dựng.

分享到: