【lịch thi đấu u21 anh】Gian nan nghề trồng đào tại Nhật Tân
Nghề may rủi,ềtrồngđàotạiNhậtTâlịch thi đấu u21 anh trông vào thời tiết
Hoa đào được trồng ở rất nhiều nơi, nhiều tỉnh thành của miền Bắc, nhưng riêng đào Nhật Tân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) mang một vẻ đẹp, độc đáo khó ở đâu sánh được. Chẳng vậy mà dù người Bắc hay Nam, nhắc đến cây đào ở đâu đẹp nhất, đắt giá nhất họ cũng không ngần ngại nhắc đến đào Nhật Tân. Đào Nhật Tân có nhiều loại như: đào bích, đào phai, đào 5 cánh,… mỗi loại đều mang một vẻ đẹp riêng. Hoa đào tại đây còn nổi tiếng bởi có nhiều thế, dáng độc, lạ và rất đẹp.
Về vườn đào Nhật Tân một buổi chiều cuối năm dương lịch, tôi cảm nhận được không khí tết đã đến rất gần. Dưới cái nắng hanh hao pha chút gió lạnh mùa đông, người dân nơi đây đang tất bật làm công việc chăm sóc cây đào. Những cây đào giờ đã ở giai đoạn tuốt lá, vun nụ để sẵn sàng chờ tết đến, xuân sang mang đào phục vụ thị trường. Những nụ đào đầu tiên đã chớm nở tại những vườn đào đẹp nhất nhì cả nước, khoe sắc mang không khí của tết, xuân tràn về.
Những nụ đào đầu tiên đang chớm nở trên mảnh đất Nhật Tân (Hà Nội). Ảnh: Ngọc Hoa. |
Thời điểm này, cơ bản những cây đào thế đã hoàn thành giai đoạn tuốt lá, chuyển sang giai đoạn vun đất hoặc đánh cây vào chậu. Còn đối với những loại đào tròn - mới đang là giai đoạn tuốt lá và làm cỏ.
Hiện tại đang là giai đoạn tuốt lá, làm nụ cho cây. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 15 ngày nữa. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Theo chị Nguyễn Thị Hòa - một người thợ làm thuê ở vườn tại Nhật Tân cho biết, trung bình mỗi người tuốt nhanh tối đa được khoảng 10 cây đào/ngày. Công việc khá vất vả vì phải đứng làm luôn tay, luôn chân và nhiều khi một ngày phải thay đến cả 4 - 5 chiếc áo vì mồ hôi vã ra ướt đầm.
Công việc mệt là vậy, cả ngày từ sáng tới tối nhưng tiền công của những người làm công việc tuốt lá, làm cỏ,… chỉ được khoảng 200.000 đồng/ngày.
Công việc làm ngoài trời vất vả như vậy nhưng tiền công chỉ được khoảng 200.000 đồng/ngày. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Ông Trần Văn Toàn - năm nay đã 60 tuổi, làm nghề trồng đào đã 30 năm cho biết, làm đào phải vất vả chăm sóc quanh năm, từ những ngày đầu ươm cây, rồi chăm sóc, tạo thế, ghép gốc,…
Ông Toàn đang tiến hành vun đất cho những cây đào thế - chủ yếu là loại đào bích, có giá trị từ 5 - 7 triệu đồng, thậm chí cây đắt lên đến 9 - 10 triệu đồng/cây. Ảnh: Ngọc Hoa, |
Để hiểu hơn về công việc làm vườn giai đoạn này, chúng tôi theo chân anh Vũ Văn Thật - một thợ làm thuê, xem công đoạn đánh bầu đất đưa cây đào thế vào chậu, chuẩn bị công đoạn tưới, chăm sóc cuối cùng.
Trực tiếp có mặt tại vườn mới thấu hiểu công việc tưởng đơn giản này chẳng “dễ ăn” chút nào. Để đánh được một cây đào thế lên xe cần sự hợp sức khiêng vác, chuyên chở của ít nhất 3 người. Dưới cái nắng hanh khô của thời tiết, những nông dân với bộ quần áo lao động lấm lem bùn đất khéo léo, cẩn trọng và chậm rãi đào bầu đất, khiêng lên chậu.
Việc đánh bầu đất cho cây đào cần ít nhất 2 - 3 người mới có thể làm được. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Anh Thật cho biết, công việc này không chỉ cần sức mà còn đòi hỏi sự khéo léo, cách đánh bầu đất của cây sao cho chuẩn xác. Nếu đánh đứt nhiều rễ, vỡ bầu cây sẽ không thể sống được. Hơn nữa, khi đặt lên xe và trở về cũng phải rất cẩn thận vì phải khiêng thật khéo, đều tay giữa 2 người và đặt cân mới có thể trở về được.
Những cây nhỏ thì dễ, nhưng đào thế mấy năm nay, các hộ dân đều tiến hành cấy ghép những thân cây đào rừng cao tới 2 – 3m, thân to tròn rất khó di chuyển, nhưng phục vụ theo nhu cầu thị trường nên một vài năm trở lại đây đều áp dụng phương pháp này.
Theo tâm sự của ông Hồ Văn Tính - chủ vườn đào rộng gần 5ha, vất vả và bỏ nhiều công sức cả năm ròng rã như vậy, nhưng nghề trồng đào như đánh bạc với thiên nhiên, năm được năm mất chẳng thể quyết định được mà phải dựa vào thời tiết thuận lợi hay không mà quyết định đến năng suất và sinh lời.
“Có những năm mất trắng vì hoa nở sớm như tết năm 2019, trời nắng nóng nên chưa kịp tới ngày chơi tết hoa đã nở bung, chẳng thể bán mà phải mang quay lại vườn, thiệt hại hàng trăm triệu đồng” - ông Tính nói.
Lo sợ nghề trồng đào mai một
Không thể phủ nhận một điều rằng, nghề trồng đào ở Nhật Tân đem lại kinh tế khá cao, với những hộ dân làm vườn có diện tích đất trồng đào rộng, nếu “trúng quả” sẽ có một nguồn thu nhập lớn. Chẳng thế mà ở thời buổi đất Hà Nội là "vàng" mà vẫn còn có người nông dân trồng đào.
Nhưng vì may rủi, được mất chẳng thể ngờ, hơn nữa, một vài năm gần đây thời tiết ngày càng thay đổi thất thường, không ít người làm nghề tại đây cũng không còn mấy mặn mà với nghề trồng đào nữa.
Không chỉ vậy, theo tâm sự của ông Trần Văn Toàn, thời buổi hiện đại ai cũng muốn làm công việc nhẹ nhàng, sạch sẽ, chứ chẳng ai muốn “bấu víu” vào ruộng đồng, muốn làm nông dân trồng đào. Nhiều năm nay, các thế hệ trẻ còn làm nghề này hầu như không có, tất cả lớp trẻ đều chọn những công việc không “dính líu” ruộng đồng.
Chia sẻ nỗi niềm canh cánh trong lòng về việc liệu trong tương lai nghề trồng đào có bị mai một, ông Trần Văn Toàn bồi hồi: Việc mai một nghề trồng đào là chuyện một sớm một chiều, vì giờ lớp trẻ chẳng còn ai theo nghề này nữa, đa phần đã lớn tuổi tại làng. Nghề nào cũng vậy, để có thể làm tốt được cũng cần phải có sự truyền dạy và tiếp nối. Ví như, cách tạo các thế cây, nếu không được dạy thì không thể làm được, cùng với đó việc chăm sóc sao cho cây phát triển và ra hoa đúng thời điểm không phải ai cũng làm được…
Không chỉ nỗi lo thiếu những lớp trẻ kế nghiệp, mà nỗi lo về câu chuyện nhân công thuê làm vườn cũng ngày càng khó khăn. Những thợ trước kia làm thuê cho các vườn đào đã dần tìm công việc làm thuê nhàn hạ và lương cao hơn.
Nhân công và người làm nghề trồng đào tại Nhật Tân đa phần là những người đã lớn tuổi, gắn bó từ lâu và "vắng bóng" lớp trẻ. Ảnh: Ngọc Hoa. |
Chị Vũ Thị Thoa - thợ làm vườn thuê tại đây tâm sự: "Tôi làm thợ chăm sóc vườn đào đã 17 năm, từ những ngày lương chỉ được 20.000 đồng/ngày công, tới nay được 400.000 đồng/ngày. Đây là mức lương ngày công cao so với mặt bằng chung nhưng công việc phải làm đòi hỏi cao hơn, mất nhiều công sức và không phải ngày nào cũng được mức lương ấy, chỉ khi nào vào dịp cận tết. Nghề này theo tôi từ nhiều năm nay, nên không có ý định thay đổi, nhưng người dân tại đây thì không muốn làm nông dân thuê nữa, họ kiếm công ty làm công nhân còn hơn"./.
Ngọc Hoa
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Việt Nam đặt mục tiêu thành nước sản xuất sâm lớn nhất thế giới
- ·PV GAS về đích sớm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của năm 2022
- ·Cục Hải quan Bà Rịa
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·PV GAS về đích sớm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của năm 2022
- ·3 nhóm doanh nghiệp được hỗ trợ giảm 10% tiền điện trong 3 tháng
- ·Lời giải từ việc thống nhất thuế xuất khẩu phân bón
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Hải quan Hải Phòng xem xét xử lý 214 container hàng nhập khẩu tồn đọng tại cảng
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Chứng khoán ngày 20/10: Tỷ phú Phương Thảo mất tỷ USD, thanh khoản mất hút
- ·Ngành Hải quan: Chuẩn bị triển khai nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- ·Quy hoạch điện VIII: Phát triển ngành điện bền vững, nâng cao tự chủ về năng lượng
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·11 nhà máy điện gió với tổng công suất 443 MW được công nhận COD
- ·Cục Thuế TP. Hải Phòng: Thu ngân sách 8 tháng đạt hơn 77% dự toán
- ·Quản lý hóa chất hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Mở rộng triển khai chương trình hóa đơn may mắn trên cả nước