Chính phủ đồng ý thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) | |
Tạo thuận lợi và đảm bảo nhập khẩu thuốc,ẵnsàngtạođiềukiệnthuậnlợichodượcliệunhậpkhẩuquacửakhẩvdqg thái lan nguyên liệu làm thuốc đúng quy định |
Ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, việc Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm nhập khẩu mặt hàng dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma chắc chắn sẽ giúp kim ngạch hàng hóa qua cửa khẩu này tăng cao hơn. Đặc biệt, việc cho phép nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma là tiền đề quan trọng để trao đổi, đàm phán với Trung Quốc để một số mặt hàng nông sản, thuỷ, hải sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc, từ đó khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng của cặp cửa khẩu song phương này.
Hoạt động XNK hàng hóa tại cửa khẩu Chi Ma. Ảnh: H.Nụ |
Trong đó, việc phía Việt Nam cho phép nhập khẩu dược liệu sẽ mở ra hướng xuất khẩu mặt hàng dược liệu của Việt Nam sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, dược liệu là mặt hàng có thuế suất cao (từ 10% – 15%, tùy loại thành phần dược liệu), do đó, việc cho phép nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma chắc chắn sẽ giúp tăng thu ngân sách cho nhà nước.
Để chuẩn bị mọi cơ sở, vật chất, kỹ thuật liên quan đến thực hiện Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma kể từ ngày 1/10 theo Nghị quyết số 111/NQ-CP của Chính phủ, trong những ngày qua cơ quan Hải quan đã gấp rút xây dựng phần mềm quản lý về tiêu chuẩn chất lượng của các loại dược liệu được phép nhập khẩu.
Trao đổi về vấn đề này, đại diện Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, sau khi doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu kê khai qua phần mềm, cơ quan Hải quan sẽ cập nhật số dược liệu nhập khẩu có trong danh mục cho phép hay không. Nếu trong danh mục, cơ quan Hải quan mới cho phép thông quan. Còn nếu không nằm trong danh mục được phép nhập khẩu, thì cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm, vừa đảm bảo không để những loại dược liệu ngoài quy định, kém chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam, vừa đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Tại cửa khẩu Chi Ma không chỉ có cơ quan Hải quan gấp rút xây dựng phần mềm quản lý, những ngày qua lực lượng Biên phòng Chi Ma cũng đã chủ động nâng cấp phần mềm quản lý phương tiện điện tử để tạo thuận lợi cho việc đăng ký, thống kê phương tiện, lái xe chở mặt hàng dược liệu nhập khẩu vào khu vực cửa khẩu.
Còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi tại cửa khẩu, đây là tín hiệu đáng mừng để các doanh nghiệp tiếp tục vận hành có hiệu quả các kho bãi, cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng.
Không chỉ có cơ quan Hải quan, Biên phòng, doanh nghiệp bến bãi, mà hiện tại các cơ quan quản lý chuyên ngành của tỉnh Lạng Sơn cũng đang chủ động phương án phối hợp trong các bước triển khai để đảm bảo hoạt động nhập khẩu dược liệu đúng quy định về pháp lý.
Theo đó, cơ quan Y tế tỉnh Lạng Sơn sẽ tổ chức phối hợp với cơ quan Hải quan trong hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng dược liệu nhập khẩu và tiếp tục triển khai các quy trình kiểm soát y tế đối với doanh nghiệp, người khai hải quan, lái xe… để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 ngay tại khu vực cửa khẩu.
Thống kê từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma, kim ngạch mặt hàng dược liệu thô nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma năm 2015 đạt gần 14,3 triệu USD, năm 2016 đạt gần 9,8 triệu USD, trong hơn 6 tháng đầu năm 2017 kim ngạch đạt gần 12,8 triệu USD. Tuy nhiên, khi Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược có hiệu lực (từ ngày 1/7/2017), mặt hàng dược liệu phải dừng làm thủ tục nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma, điều này khiến kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này giảm. |