当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【bảng xếp hạng egypt premier league】Trăn trở ngân hàng quốc doanh "chậm chân" trong cuộc đua tăng vốn điều lệ

Trăn trở ngân hàng quốc doanh
Dù dẫn đầu về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn... vốn điều lệ của Vietcombank vẫn xếp sau 2 ngân hàng thương mại tư nhân. Ảnh tư liệu

Tăng vốn thần tốc, ngân hàng tư nhân bỏ xa quốc doanh

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Chính phủ đề xuất đầu tư bổ sung vốn nhà nước với số tiền 20.695 tỷ đồng tại Vietcombank thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021. Vốn điều lệ của Vietcombank sau khi được tăng vốn là 83.557 tỷ đồng. Ngày 4/11 vừa qua, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương này và biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.

Trăn trở ngân hàng quốc doanh "chậm chân" trong cuộc đua tăng vốn điều lệ

Bó hẹp cho vay khách hàng lớn

Vốn điều lệ, vốn tự có đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các ngân hàng. Khi cho vay một đối tác và những người có liên quan, ngân hàng không thể cho vay vượt quá 14% hoặc 23% trên vốn tự có, đây là cơ sở giúp tăng trưởng quy mô của ngân hàng. Các ngân hàng lớn có rất nhiều khách hàng lớn, vì thế, nếu không tăng vốn, họ khó có thể hỗ trợ khách hàng. TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia kinh tế

Dù là ngân hàng dẫn đầu về quy mô về tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ suốt nhiều năm qua, tỷ lệ nợ xấu cũng thấp nhất hệ thống nhưng vốn điều lệ của Vietcombank đứng thứ 4 toàn hệ thống, đạt 55.891 tỷ đồng tính đến hết quý III/2024, xếp sau hai ngân hàng thương mại tư nhân khác là VPBank (79.339 tỷ đồng) và Techcombank (70.450 tỷ đồng) có dư nợ, tổng tài sản chưa bằng một nửa Vietcombank. Số vốn điều lệ của Vietcombank cũng thấp hơn một ngân hàng quốc doanh khác là BIDV (hơn 57.004 tỷ đồng).

Việc tăng vốn điều lệ được các ngân hàng quan tâm hàng đầu do đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng giúp tăng quy mô tài sản, mở rộng hoạt động tín dụng và là “bộ đệm” dự phòng cho các ngân hàng. Đến cuối quý III/2024, lợi nhuận chưa phân phối của Vietcombank, VietinBank và BIDV lần lượt ở mức 102.068 tỷ đồng, 57.472 tỷ đồng và 45.499 tỷ đồng, bỏ xa nhóm ngân hàng tư nhân lớn. Điều này cho thấy nhóm các “ông lớn” ngân hàng còn nhiều dư địa để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ, thế nhưng, việc tăng vốn các ngân hàng quốc doanh chỉ nhỏ giọt các năm.

Đơn cử, 10 năm trở lại đây, giai đoạn 2015 đến nay, Vietcombank trải qua 5 lần tăng vốn, với mức tăng 3.476 tỷ đồng (năm 2014 - 2015); 9.328 tỷ đồng (năm 2016 - 2018), 1.111 tỷ đồng (năm 2019 - 2021). Tiếp đó, năm 2022 tăng thêm 10.236 tỷ đồng và tăng 8.566 tỷ đồng năm 2023, đưa vốn điều lệ lên 55.891 tỷ đồng.

Khác với ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng tư nhân có những đợt tăng vốn thần tốc. Đơn cử, Techcombank tăng thêm 34.150 tỷ đồng, lên mức 70.450 tỷ đồng nửa đầu năm 2024 thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại. VPBank tăng vốn điều lệ thêm 20.000 tỷ đồng trong hai năm liên tiếp 2021 và 2022 lên mức 79.339 tỷ đồng, dẫn đầu hệ thống.

Thống kê cho thấy cách đây 10 năm, vốn điều lệ của 3 ngân hàng thương mại nhà nước là 98.071 tỷ đồng, chiếm khoảng 35% tổng vốn điều lệ toàn thị trường thì đến nay, tỷ trọng này thu hẹp chỉ còn 25%. Cũng trong giai đoạn này, vốn điều lệ nhóm ngân hàng quốc doanh chỉ tăng 1,7 lần, lên 166.595 tỷ đồng thì nhóm các ngân hàng tư nhân tăng 2,7 lần, lên 512.250 tỷ đồng.

Có thể thấy trước sự vươn mình của một số ngân hàng thương mại tư nhân, các ngân hàng quốc doanh tụt hạng đáng kể trong bảng xếp hạng quy mô vốn điều lệ.

Bó hẹp cho vay, khó vươn tầm khu vực

Nhấn mạnh về nỗ lực tăng vốn của các ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản Toàn Cầu cho biết, khác với doanh nghiệp, các ngân hàng có xu hướng chia cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt, để tăng vốn điều lệ để tăng quy mô tín dụng và đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Thực tế cho thấy các ngân hàng quốc doanh hoạt động hiệu quả, quản trị tốt, luôn dẫn đầu về lợi nhuận nhưng tốc độ tăng vốn những năm gần đây gặp khó khăn do các quy định về quản lý vốn của cổ đông nhà nước. Điều này phần nào hạn chế năng lực tài chính và khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng tư nhân liên tục tăng vốn mạnh mẽ thông qua phát hành cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại.

Với tốc độ tăng vốn chậm hơn, tỷ lệ CAR nhóm ngân hàng thương mại nhà nước khá thấp trong bảng xếp hạng, khi Vietcombank đứng thứ 15 với CAR hợp nhất 11,39%; VietinBank xếp thứ 22, BIDV gần đứng chót bảng. Dù vẫn đảm bảo tuân thủ quy định song đây là mức thấp so với các ngân hàng ở Việt Nam cũng như trong khu vực.

Phát biểu tại nghị trường Quốc hội mới đây, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tán thành phương án Chính phủ trình, để đảm bảo chỉ số an toàn và sức mạnh cho ngân hàng quốc doanh này. Tuy nhiên, đại biểu quan tâm đến việc ứng xử như thế nào với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, bởi hiện nay đang có sự tụt hậu về cả về tỷ lệ vốn, chỉ số an toàn vốn so với ngân hàng thương mại tư nhân.

“Tại sao ngân hàng thương mại tư nhân làm tốt nhưng những ngân hàng chúng ta gọi là “anh cả đỏ” lại khó khăn trong việc tăng vốn như vậy” - ông Trịnh Xuân An bày tỏ.

Việc nâng vốn các ngân hàng quốc doanh còn được mong đợi đưa ít nhất 2 - 3 ngân hàng vươn tầm, lọt top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản khu vực châu Á định hướng đến năm 2030. Khi vẫn khó nhọc tăng vốn điều lệ và vốn tự có của ngân hàng, việc ngân hàng Việt tiến vào top các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới vẫn là hành trình dài./.

分享到: