(VTC News) - Thị trường viễn thông truyền thống bão hòa,ákhônggianmớiđểthànhTậpđoàncôngnghệhàngđầuViệtỷ số bóng đá cúp anh thúc đẩy MobiFone phải chuyển mình, tìm kiếm không gian mới trong lĩnh vực công nghệ để phát triển bền vững.Trong thập kỷ qua, các doanh nghiệp viễn thông toàn cầu liên tục chịu áp lực khi nhóm giá trị truyền thống của họ dần bị thu hẹp, giữa bối cảnh phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các nền tảng OTT, công nghệ 5G và dịch vụ kết nối IoT (Internet vạn vật). "Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh những tổ chức nào hành động sớm để tái cấu trúc và thay đổi trong thời kỳ khủng hoảng sẽ đạt được lợi thế trong thập kỷ tiếp theo", các nhà phân tích của McKinsey nêu trong báo cáo năm 2021. "Thế hệ tiếp theo của các doanh nghiệp viễn thông sẽ được định hình bởi những nhà lãnh đạo hành động ngay bây giờ, mạo hiểm nắm bắt sự tăng trưởng chưa được khai thác". Nhiều nhà khai thác viễn thông toàn cầu đang tăng cường đầu tư vào công nghệ số để duy trì khả năng cạnh tranh. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp cũng nhận thức rõ về tầm quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu triển khai chiến lược đổi mới sáng tạo. MobiFone cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Ngay từ năm 2022, MobiFone sớm nhận thấy thị trường viễn thông truyền thống ngày càng trở nên khó cạnh tranh và khó sinh lời. Nếu không nhanh chóng tìm ra không gian mới sẽ bị tụt hậu và ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển trong dài hạn. Khi đó, ban lãnh đạo Tổng công ty đưa ra quyết định táo bạo là chuyển đổi từ một doanh nghiệp viễn thông truyền thống trở thành doanh nghiệp số, không chỉ tăng cường đầu tư mà còn chủ động phát triển sản phẩm, giải pháp sử dụng công nghệ mới, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu liên tục thay đổi của khách hàng. Để thực hiện quá trình chuyển đổi, MobiFone xây dựng chiến lược khai phá không gian mới dựa trên ba yếu tố chính, lấy khách hàng làm trung tâm trong quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ. Thứ nhất là hạ tầng số. Tổng công ty đầu tư mạnh vào việc nâng cấp và mở rộng hạ tầng viễn thông, tham gia đấu giá thành công băng tần 5G và phát triển cơ sở hạ tầng mạng 5G cùng các công nghệ mới khác. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực công nghệ. Thứ hai là giải pháp, nền tảng số với định hướng "Make in MobiFone". Cụ thể, trước nhu cầu đa dạng của khách hàng, Tổng công ty chủ động nghiên cứu, phát triển hàng loạt sản phẩm số trong những lĩnh vực khác nhau như hệ sinh thái giáo dục số mobiEdu, nền tảng nông nghiệp thông minh MobiAgri, ứng dụng du lịch Smart Travel... Trong số này, MobiAgri được giới chuyên gia đánh giá cao khi cung cấp giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp, ứng dụng nhiều công nghệ như Big Data, AI, Blockchain, AR/VR. Bên cạnh đó, MobiFone cũng "ghi điểm" với MobiAI - một trong những kho ứng dụng AI đầu tiên tại Việt Nam với các sản phẩm từ ứng dụng giọng nói nhân tạo cho đến những công cụ chatbot hàng đầu từ nhà phát triển trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, MobiFone còn đẩy mạnh tăng trưởng ở các lĩnh vực: kết nối di động, giải pháp công nghệ doanh nghiệp và dịch vụ số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nội bộ, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ đến khách hàng. Trụ cột thứ ba là nội dung số, thâm nhập nhiều "mảnh đất" mới từ giải trí đến giáo dục. Các dịch vụ như truyền hình trên Internet ClipTV, MobiGames hay Cloud Gaming ghi nhận tăng trưởng doanh thu ấn tượng trong năm 2023 so với năm trước đó. Trong quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ, giải pháp, MobiFone tiếp tục lấy khách hàng làm trung tâm, hoàn thiện hệ sinh thái số dựa trên phương châm cá nhân hóa nhằm mang đến trải nghiệm vượt trội thông qua môi trường công nghệ thông tin được tối ưu. Trong năm 2024, MobiFone giành được nhiều giải thưởng danh giá như Top 500 doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực Đông Nam Á - Fortune Southeast Asia 500, Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm (VIE10)…. Bên cạnh đó là hàng loạt các giải thưởng dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tiêu biểu bao gồm: 5 giải thưởng Sao Khuê cho các giải pháp, sản phẩm mới: Dịch vụ Truyền hình Internet đa nền tảng ClipTV, Dịch vụ trò chơi đám mây MobiGame (Cloud Gaming), Sổ tay Đảng viên điện tử, Nền tảng giải trí MobiOn Platform; mobiAgri giành giải Bạc - giải thưởng ASEAN Digital Awards 2024; mobiEdu lọt Top 100 Sản phẩm, dịch vụ Đổi mới, Sáng tạo hiệu quả của năm 2024 (POY)…. Đây được xem là minh chứng cho việc MobiFone giờ đây không đơn thuần là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mà đã chuyển mình thành một doanh nghiệp công nghệ sáng tạo. Mục tiêu phát triển của MobiFone Trong bối cảnh thị trường viễn thông dần bão hòa và ngày càng khó khăn, MobiFone đặt ra cho mình mục tiêu “Giữ vững viễn thông - Tấn công không gian mới”. Dựa trên 5 trụ cột chính là “Khách hàng - Sản phẩm - Công nghệ - Vận hành - Năng lực”, mục tiêu của Tổng công ty tới năm 2025 là phát triển nhanh chóng các sản phẩm dịch vụ số mới ngoài viễn thông như: kinh doanh hạ tầng số, cung cấp các nền tảng/ giải pháp số, nội dung số; xây dựng hệ sinh thái số MobiFone ngày càng hoàn chỉnh.. Đến 2030, MobiFone đặt mục tiêu trở thành Tập đoàn công nghệ có tỷ trọng doanh thu từ sản phẩm/dịch vụ công nghệ chiếm khoảng 30%, bước đầu có doanh thu từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Tầm nhìn đến năm 2035, MobiFone mong muốn trở thành Tập đoàn công nghệ có hệ sinh thái công nghệ hàng đầu Việt Nam, vươn tầm khu vực và quốc tế, hoàn thành sứ mệnh nâng tầm cuộc sống của khách hàng. "Chuyển đổi số không phải xu hướng nhất thời mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp hiện đại. MobiFone, với chiến lược phát triển mạnh mẽ và những bước đi quyết đoán, không còn đơn thuần là doanh nghiệp viễn thông. Chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế số và xây dựng xã hội số hiện đại", đại diện MobiFone cho biết. Hà An |