Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc chính thức vượt 110 tỷ USD Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc): Mở rộng không gian hợp tác,ămHiệpướcbiêngiớiđấtliềnViệbảng xếp hạng vô địch quốc gia phần lan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối RCEP |
Ngày 2/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.
Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).
Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc. Ảnh: Tuấn Anh |
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp ước biên giới, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc và ký kết 3 văn kiện pháp lý về biên giới có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xây dựng đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc, góp phần tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặt biệt là giữa các tỉnh giáp biên của hai nước.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam-Trung Quốc là một dấu ấn quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Thành tựu lịch sử này đã đặt nền tảng pháp lý, chính trị để hai nước duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng... đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, kể từ khi 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc có hiệu lực và hai nước chính thức quản lý đường biên giới đất liền theo các văn kiện pháp lý về biên giới, nhìn chung tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc cơ bản ổn định, hệ thống đường biên, mốc giới được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được đảm bảo; công tác mở, nâng cấp cửa khẩu, đấu nối giao thông được hai Bên quan tâm triển khai; giao lưu hữu nghị, hợp tác phát triển khu vực biên giới được chú trọng thúc đẩy.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh |
Tại hội nghị, một lần nữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã nhấn mạnh đến những ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa hai nước.
Thứ nhất, ta đã giải quyết hai trong ba vấn đề lớn do lịch sử để lại trong quan hệ Việt - Trung. Đó là giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền và vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ, chỉ còn lại vấn đề Biển Đông. Những kinh nghiệm giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền sẽ tạo cơ sở cho việc đàm phán giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.
Hai là, việc xác định một đường biên giới rõ ràng trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, ngăn ngừa hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới; mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.
Ba là, việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền là biểu hiện sinh động của mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Việt Nam-Trung Quốc, góp phần gia tăng sự tin cậy giữa hai bên, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn.
Bốn là, trên bình diện quốc tế và khu vực, việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, góp phần khẳng định các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế: Giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ bằng thương lượng hòa bình; không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mong muốn các cơ quan hữu quan áp dụng những phương thức quản lý hiện đại, kể cả áp dụng kỹ thuật số trong công tác quản lý biên giới, qua đó triển khai công tác quản lý biên giới một cách hiệu quả, khoa học, cùng nhau xây dựng đường biên giới trên đất liền Việt - Trung thực sự hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác; quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nguyện vọng và mong muốn của nhân dân hai nước.