【dự đoán celta vigo】Hải quan TP Hồ Chí Minh: Thêm nhiều giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh: Trên 200 trường hợp vi phạm được phát hiện qua máy soi
Kết quả tích cực trong đấu tranh chống gian lận xuất xứ
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh hiện đại hóa,ảiquanTPHồChíMinhThêmnhiềugiảiphápchốnggianlậnxuấtxứhànghódự đoán celta vigo tạo bước đệm thực hiện mô hình Hải quan thông minh
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Thu ngân sách khó giữ đà tăng
Kiến nghị bổ sung chính sách chống gian lận xuất xứ
10 mặt hàng có nguy cơ bị Hoa Kỳ áp biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ
Hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ VN của Công ty TNHH Cao su Talalay Việt Nam do Hải quan TPHCM  bắt giữ (ảnh tư liệu) 	Ảnh: T.H
Hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ VN của Công ty TNHH Cao su Talalay Việt Nam do Hải quan TPHCM bắt giữ (ảnh tư liệu) Ảnh: T.H

Ngăn chặn nhiều vụ vi phạm

Trong thời gian qua, Cục Hải quan TPHCM đã triển khai hiệu quả công tác chống gian lận, giả mạo xuất xứ ghi nhãn hàng hoá, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp. Tại các chi cục hải quan đã phát hiện nhiều vụ vi phạm.

Mới đây, Cục Hải quan TPHCM đã xử phạt 55 triệu đồng, buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với Công ty TNHH TM & DV P., nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc nhưng không có nhãn gốc.

Theo hồ sơ vụ việc, Công ty TNHH TM & DV P. nhập khẩu trên 8.000 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan phát hiện trên bao bì chứa sản phẩm không dán nhãn hàng hóa theo quy định. Trị giá hàng hóa vi phạm trên 593 triệu đồng.

Trước đó, Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư phát hiện một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu 150 yard vải dệt thoi. Trên tờ khai hải quan doanh nghiệp này khai báo xuất xứ Việt Nam. Kết quả kiểm tra thực tế, cơ quan Hải quan phát hiện trên bao bì nhãn mác hàng hóa thể hiện “Made in China to Vietnam”. Tuy nhiên, hành vi khai sai xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp chưa được quy định tại Nghị định 128/202/NĐ-CP của Chính phủ, nên cơ quan Hải quan không thể xử phạt được hành vi vi phạm này.

Ngoài các trường hợp trên, Cục Hải quan TPHCM còn phát hiện nhiều trường hợp nhập khẩu hàng hóa vi phạm quy định về nhãn mác, bao bì. Cuối tháng 7/2021, Cục Hải quan TPHCM đã xử phạt một trường hợp số tiền 55 triệu đồng và buộc tái xuất toàn bộ 390 tấn gạo trắng nhập khẩu, trị giá trên 3,5 tỷ đồng theo quy định tại điểm h Khoản 3 Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Toàn bộ số hàng nhập khẩu của doanh nghiệp được đóng trong bao bì trắng, không có nhãn gốc trên bao bì theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ, nên cơ quan Hải quan đã lập biên bản vi phạm hành chính...

Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Để kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các vụ gian lận về xuất xứ hàng hóa, nhất là thời điểm cuối năm khi lượng hàng hóa XNK đang gia tăng, Cục Hải quan TPHCM đã chỉ đạo tập trung triển khai nhiều giải pháp tại các đơn vị hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu. Theo đó, các đơn vị hải quan áp dụng đồng bộ, chặt chẽ các biện pháp nghiệp vụ hải quan từ khâu làm thủ tục hải quan cho đến các biện pháp nghiệp vụ khác, như: quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan đối với các đối tượng trọng điểm và mặt hàng trọng điểm.

Cùng với đó, các đơn vị xác định và tập trung vào các nội dung cần kiểm tra theo đối tượng quản lý phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Theo đó, các chi cục hải quan cửa khẩu tập trung vào các đối tượng, mặt hàng, tuyến đường trọng điểm có rủi ro cao về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Các chi cục hải quan khu chế xuất, khu công nghệ cao; chi cục hải quan đầu tư, gia công được chỉ đạo tập trung vào các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất sơ sài, nhập khẩu đầy đủ linh kiện về và chỉ thực hiện một số công đoạn gia công đơn giản, sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để lấy xuất xứ Việt Nam. Đối với Chi cục kiểm tra sau thông quan, lưu ý các mặt hàng xuất khẩu nằm trong danh sách đang bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp của các nước trên thế giới để có biện pháp kiểm tra, phát hiện vi phạm kịp thời...

Trước đó, Cục Hải quan TPHCM đã ban hành Kế hoạch số 666/KH-HQTPHCM về tăng cường công tác kiểm soát, đấu tranh, phòng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận, giả mạo xuất xứ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chuyển tải bất hợp pháp.

Trong kế hoạch này, 17 nhóm mặt hàng trọng điểm đã được Cục Hải quan TPHCM “điểm danh”, như: nhóm mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ; nhóm thiết bị thể thao, thiết bị nội thất; nhóm mặt hàng khớp nối bằng thép, bánh xe thép, thép tiền chế, ống đồng; nhóm mặt hàng mạch điện, máy xử lý dữ liệu, sản phẩm điện tử và linh kiện, đồ gia dụng; nhóm mặt hàng xe đạp, xe đạp điện và linh kiện; nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy hút bụi, máy cắt cỏ; thuốc lá, rượu, hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chức năng, tân dược, đông dược; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

Với các giải pháp tăng cường tại các cửa khẩu, các khâu nghiệp vụ, Cục Hải quan TPHCM sẽ thực thi, kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả các vụ vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa XNK qua các cửa khẩu cảng biển, sân bay trên địa bàn.

World Cup
上一篇:Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
下一篇:Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!