Hỗ trợ đầu tư nuôi trồng thủy sản Doanh nghiệp có dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản thâm canh và đầu tư cơ sở sản xuất giống sạch bệnh được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: Hỗ trợ 100 triệu đồng cho 100m3lồng nuôi đối với nuôi trồng thủy sản; quy mô có ít nhất 10 lồng nuôi trở lên. Hỗ trợ 200 triệu đồng/ha để xây dựng hạ tầng,Ưuđatildeiđầutưtronglĩnhvựcthủysảnvagravelacircmnghiệkết quả bóng đá giải vô địch quốc gia phần lan cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường cho diện tích nuôi thủy sản tối thiểu từ 5 ha trở lên. Diện tích nuôi tăng lên mức hỗ trợ được tăng lên tương ứng. Mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/dự án. Hỗ trợ các dự án sản xuất giống thủy sản sạch bệnh: Nội dung hỗ trợ gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải, thiết bị; mức hỗ trợ tính theo công suất là 100 triệu đồng/1 triệu con giống/năm và không quá 5 tỷ đồng/dự án. Hỗ trợ tối đa 60% chi phí mua tàu làm dịch vụ nghề cá trên biển, mức hỗ trợ tính theo công suất: 30 triệu đồng/tấn tải trọng (DWT); Tải trọng tối thiểu tàu 300 DWT. Hỗ trợ đầu tư bảo quản nông lâm thủy sản Doanh nghiệp có dự án đầu tư bảo quản nông lâm thủy sản (gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học) được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: Mức hỗ trợ 70% chi phí đầu tư nhưng không quá 2 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và mua thiết bị. Điều kiện hỗ trợ: Công suất cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, lâm sản phải đạt tối thiểu 100 tấn sản phẩm/ngày; sấy phụ phẩm thủy sản đạt tối thiểu 50 tấn sản phẩm/ngày. Bảo quản rau, hoa quả tươi, chè, hạt tiêu, hạt điều đạt 1.000 tấn kho; bảo quản lưu trữ giống cây trồng đạt công suất 100 tấn kho. Doanh nghiệp phải sử dụng tối thiểu 30% lao động và 40% nguyên liệu lúa, ngô, khoai, sắn, phụ phẩm thủy sản tại địa phương. Hỗ trợ sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia có quy mô lớn Doanh nghiệp có dự án chế biến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia được hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư, mức không quá 10 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng, mua thiết bị và xử lý chất thải. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ trên phải bảo đảm công suất chế biến tối thiểu đối với từng mặt hàng: 2.000 tấn sản phẩm/năm đối với chế biến cà phê theo phương pháp ướt, 20.000 tấn cà phê nhân/năm đối với phương pháp khô; 4.000 tấn sản phẩm/năm đối với cà phê bột, cà phê hòa tan. 30.000 tấn sản phẩm/năm đối với gạo; 3.000 tấn sản phẩm/năm đối với gạo cao cấp có giá trị gấp 1,5 lần giá gạo xuất khẩu trung bình trên thị trường; 20.000 tấn đối với sản phẩm gỗ đã chế biến; 1.000 tấn sản phẩm/năm đối với hạt tiêu; 5.000 tấn sản phẩm/năm đối với điều; 10.000 tấn sản phẩm/năm đối với rau quả; 1.000 tấn sản phẩm/năm đối với tôm; 5.000 tấn thành phẩm/năm đối với cá tra, cá ba sa. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định này, dự án còn được hỗ trợ thêm 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục trên. Hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư dự án sản xuất giống đối với sản phẩm chủ lực, mức tối đa 2 tỷ đồng/dự án, để xây dựng hạ tầng thiết yếu (giao thông, điện nước, nhà lưới, nhà kính, nhà màng), xử lý chất thải và mua thiết bị. Hỗ trợ đặc thù đầu tư chế biến gỗ rừng trồng Doanh nghiệp trong nước có dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ rừng trồng được nhà nước hỗ trợ như sau: Hỗ trợ 20 tỷ đồng/nhà máy sản xuất gỗ MDF quy mô trên 30.000m3MDF/năm trở lên hoặc nhà máy ván ép quy mô trên 100.000 m3/năm trở lên; hỗ trợ đầu tư 10 tỷ đồng/nhà máy đối với các nhà máy chế biến ván dăm, tre, gỗ ép công nghiệp có quy mô trên 20.000m3/năm trở lên để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng, thiết bị và xử lý chất thải. Hỗ trợ bổ sung kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các nhà máy ở xa trung tâm: Mức hỗ trợ 1.500 đồng/tấn/km khoảng cách; khối lượng hỗ trợ tính theo công suất thiết bị thực tế nhà máy nhân với thời gian tính hỗ trợ là 5 năm, kinh phí hỗ trợ sau khi hoàn thành nhà máy bảo đảm tối thiểu 50% tổng số kinh phí hỗ trợ. Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ này phải bảo đảm các điều kiện sau: Các nhà máy sản xuất ván MDF, ván dăm phải kết hợp với sản xuất ít nhất một trong các sản phẩm ván sàn, ván thanh, ván ghép thanh để tránh lãng phí tài nguyên; sản lượng của sản phẩm kết hợp này được tính vào công suất hỗ trợ. Thiết bị được sản xuất tại các nước phát triển (thu nhập bình quân đầu người trên 10.000 USD/năm); trường hợp sản xuất tại các nước đang phát triển thì thiết bị phải mới 100%. Nhà máy không được dời địa bàn đăng ký sản xuất trong vòng 20 năm. Diện tích rừng trồng và nguyên liệu hiện có trên địa bàn tỉnh phải đủ cho nhà máy hoạt động tối thiểu 40% công suất trong 5 năm đầu tiên. Dự án phải sử dụng tối thiểu 30% lao động địa phương. Tổng công suất thiết bị thực tế của các nhà máy được hỗ trợ không quá 200.000 tấn/tỉnh. Công suất thiết bị thực tế được tính bằng: sản lượng sản phẩm được nghiệm thu của một ca sản xuất x 3 ca/ngày x 300 ngày/năm. Đối với Tỉnh đã có nhà máy sản xuất bột giấy quy mô từ 50.000 tấn/năm hoặc nhà máy MDF có quy mô lớn hơn 100.000m3trở lên thì không thuộc đối tượng hỗ trợ. Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ nông thôn Doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn được hỗ trợ 3 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho xây mới và 2 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho nâng cấp cải tạo nhà máy sản xuất nước sạch;Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đường ống chính dẫn đến các khu vực dân cư có từ 10 hộ trở lên.Doanh nghiệp có dự án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề, nông thôn được hỗ trợ 60% chi phí mua thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý, mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án. Doanh nghiệp có dự án xây dựng bến cảng phục vụ vận chuyển sản phẩm nông lâm thủy sản, khu neo đậu tàu thuyền, công trình thủy lợi làm dịch vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định này, dự án còn được hỗ trợ thêm 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục trên. Hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có 100 lao động trở lên làm việc thường xuyên tại nhà máy, được hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động với hỗ trợ là 2 triệu đồng/m2xây dựng, nhà xây tối thiểu 3 tầng và diện tích sàn xây dựng tối thiểu 1.000m2. Phần vốn còn lại doanh nghiệp sử dụng quỹ công đoàn và các nguồn vốn pháp khác. Trường hợp doanh nghiệp phối hợp với ban quản lý vườn quốc gia, khu rừng đặc dụng để chuyển các gia đình đang sinh sống tại vùng lõi các vườn quốc gia, khu rừng đặc dụng về làm việc và sinh sống tại địa bàn của doanh nghiệp thì được hỗ trợ 10m2cho một người trong gia đình di chuyển và mức hỗ trợ là 5 triệu đồng/m2và toàn bộ san ủi mặt bằng, giao thông, điện nước cho các gia đình này. PV |