【trận đấu al wehda gặp al-nassr】VNDIRECT: Giai đoạn dễ dàng đã qua, đã tới lúc ‘chọn mặt gửi vàng’
Thị trường vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ trong nửa cuối năm
Nhận định về thị trường chứng khoán (TTCK) nửa cuối năm nay,đoạndễdàngđãquađãtớilúcchọnmặtgửivàtrận đấu al wehda gặp al-nassr Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT) cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn được trợ lực bởi nền kinh tế trên đà hồi phục cùng tăng trưởng lợi nhuận tích cực của các doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia của VNDIRECT, hiệu ứng tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO) và dòng tiền dồi dào từ nhà đầu tư cá nhân sẽ giúp duy trì xu thế tăng điểm của thị trường. Tâm lý sợ bỏ lỡ tăng lên khi các chỉ số chứng khoán vượt đỉnh lịch sử và thu hút sự chú ý lớn của nhà đầu tư.
Cùng với đó, hiện lãi suất bình quân kỳ hạn 1 năm tại các ngân hàng thương mại ở mức 5,7%/năm, thấp hơn mặt bằng lãi suất bình quân kỳ hạn 1 năm giai đoạn 2017 - 2019 (trước dịch Covid-19) ở mức 7,0%/năm. Việc mặt bằng lãi suất tiền gửi ở mức thấp đã kích thích dòng vốn của nhà đầu tư cá nhân trong nước đổ vào TTCK.
Một yếu tố hỗ trợ khác được VNDIRECT nhắc tới là định giá của TTCK được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực. Dựa trên việc lợi nhuận của các công ty niêm yết tăng trưởng rất ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2021, VNDIRECT nâng dự báo tăng trưởng EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2021 lên mức 30%, tăng so với dự báo trước đó là 23%.
Bên cạnh đó, theo VNDIRECT, hệ thống giao dịch mới trên HOSE đã được vận hành chính thức giúp giải quyết triệt để tình trạng nghẽn lệnh hiện tại, qua đó tạo tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, các chuyên gia của VNDIRECT còn cho biết thêm, nút thắt về tình trạng dư nợ cho vay ký quỹ cao sẽ được giải quyết nhờ việc các công ty chứng khoán đang đẩy nhanh quá trình tăng vốn chủ sở hữu để đáp ứng các quy định về cho vay ký quỹ của các cơ quan quản lý.
Chứng khoán Việt xứng đáng được định giá cao hơn
Theo chuyên gia của VNDIRECT, định giá của TTCK Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực của các doanh nghiệp trên thị trường. VNDIRECT dự báo lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trên HOSE tăng trưởng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) đạt 27%/năm trong giai đoạn 2021 - 2022, vượt trội so với mức 12% trong giai đoạn 2017 - 2020.
Chỉ số VN-Index hiện đang giao dịch tại mức P/E (giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) dự phóng năm 2021 là 16,5 lần, tương đối hấp dẫn so với mặc bằng chung trong khu vực. Xét trên góc độ tăng trưởng lợi nhuận và định giá thị trường, Việt Nam, Singapore và Indonesia nổi lên là những thị trường có định giá hấp dẫn xét trên triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2021 - 2023.
Cũng theo đơn vị này, mặc dù TTCK Việt Nam chưa được đưa vào danh sách rút gọn xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi của tổ chức MSCI, nhưng cơ hội vẫn còn đó. Theo nghiên cứu của VNDIRECT, một số thị trường được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi có thể được định giá tăng thêm từ 25 - 45% tại thời điểm chính thức nâng hạng so với P/E trung bình lịch sử 3 năm trước đó.
Do đó, TTCK Việt Nam xứng đáng được định giá cao hơn so với mức P/E bình quân 5 năm là 16,5 lần. VNDIRECT kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ giao dịch ở mức P/E khoảng 17,5 - 18 lần vào cuối năm 2021, tương đương với VN-Index là 1.400 - 1.450 điểm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dòng vốn của các nhà đầu tư trong nước tiếp tục đổ vào TTCK, VNDIRECT cho rằng, chỉ số VN-Index sẽ có thời điểm chạm mức 1.500 điểm trong nửa cuối năm 2021.
Tuy nhiên vẫn còn đó một số rủi ro tiềm ẩn
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có quan điểm thận trọng hơn trong cuộc họp Ủy ban Thị trường mở (FOMC) hồi trung tuần tháng 6 và bắt đầu chú ý hơn đến những lo ngại về lạm phát tăng cao. FED có khả năng tăng 2 lần lãi suất điều hành trong năm 2023. Theo các chuyên gia VNDIRECT, việc FED chuẩn bị cho các phương án thắt chặt chính sách tiền tệ làm dấy lên lo ngại về việc dòng vốn đầu tư quốc tế rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên, trong đó có Việt Nam.
Song song với đó, “lãi suất tiền gửi của Việt Nam dự kiến sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2021 trong bối cảnh áp lực lạm phát cao hơn, qua đó giảm bớt sức hấp dẫn của kênh đầu tư chứng khoán so với kênh tiền gửi tiết kiệm” – chuyên gia VNDIRECT cho hay.
Ngoài ra, một yếu tố rủi ro khác được các chuyên gia của VNDIRECT nhắc tới là nguồn cung cổ phiếu tăng lên do doanh nghiệp niêm yết đẩy mạnh kế hoạch tăng vốn.
Theo đó, trong nửa đầu năm 2021, đã có hàng loạt công ty niêm yết lên kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu trong năm 2021. Tổng mệnh giá cổ phiếu đã hoàn thành tăng vốn và đang trong kế hoạch lên tới 25.617 tỷ đồng, gấp 3 lần so với mức thực hiện trong cả năm 2020. Với mức thanh khoản thị trường bình quân hiện nay vào khoảng 1 tỷ USD/phiên, VNDIRECT cho rằng, nguồn cung cổ phiếu này chưa gây sức ép lớn lên thị trường như trong giai đoạn 2014 - 2019, tuy nhiên rủi ro này vẫn cần phải được theo sát sao./.
Thái Duy
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Truy xuất nguồn gốc
- ·Từ vụ lùm xùm rau VietGap: Tổ chức chứng nhận có nghĩa vụ gì?
- ·QUATEST 3 tham gia gian hàng giới thiệu dịch vụ tại Techmart Bình Phước
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Tiêu chuẩn ISO 22301:2019 – Hệ thống quản lý hữu hiệu giúp tổ chức nâng cao khả năng thích ứng
- ·Công bố bộ bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa
- ·Hạ tầng Chất lượng Quốc gia: Từ kinh nghiệm quốc tế
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Quy định mới về buôn bán giống cây trồng không đảm bảo truy xuất nguồn gốc
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·7 công cụ kiểm soát chất lượng giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất
- ·ISO 45002:2023: Giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao an toàn nghề nghiệp
- ·Phú Yên: Tịch thu 90 kg trà thanh nhiệt không rõ nguồn gốc
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Đẩy mạnh chuyển đổi số trong đo lường pháp định vì quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức
- ·Đẩy mạnh xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn làm nền tảng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
- ·Kiên Giang: Cải tiến năng suất và chất lượng thông qua đổi mới trong quản lý, sản xuất
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Thủ tướng: E