您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【nhận định malaysia】Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để thu hút đầu tư

Ngoại Hạng Anh7547人已围观

简介Chú trọng tính dự báo, khả thi trong quy hoạch tổng thể quốc giaỦy ban Kinh tế đề nghị tính toán kỹ ...

Chú trọng tính dự báo,ạchtổngthểquốcgialàcơsởđểthuhútđầutưnhận định malaysia khả thi trong quy hoạch tổng thể quốc gia
Ủy ban Kinh tế đề nghị tính toán kỹ nguồn lực bảo đảm tính khả thi cho quy hoạch
Xây dựng mức phí mới về thẩm định các đồ án quy hoạch

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sáng 7/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các đại biểu Quốc hội tham gia góp ý. Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu Quốc hội tham gia góp ý. Ảnh: Quochoi.vn

Cần định hướng cụ thể và rõ nét hơn

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, việc đánh giá thực trạng phát triển trên các lĩnh vực là rất cần thiết, đặc biệt là về hàng lang kinh tế, trục kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, qua đó có cơ sở đưa ra định hướng triển khai cho thời gian tới.

Mặt khác, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị Chính phủ cân nhắc, xem xét bổ sung đánh giá thực trạng phân bố không gian sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ của quốc gia để bảo đảm tính hợp lý, phù hợp với tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương để trong thời kỳ quy hoạch có phương án điều chỉnh hợp lý.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh) đặt ra mong muốn các nội dung quy hoạch cụ thể hơn. Chẳng hạn đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, quy hoạch đối với lĩnh vực này thì định hướng phát triển chung như rà soát, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính chứng khoán, phát triển hệ thống tín dụng… Những vấn đề này không mới, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, định hướng quy hoạch phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng nên tập trung vào các vấn đề như xây dựng và phát triển bao nhiêu trung tâm tài chính tầm quốc tế và định vị nó ở đâu, tập trung cơ cấu lại thị trường tài chính mà cụ thể là thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phải đạt ở quy mô nào? Cấu trúc hệ thống cấp tín dụng, các tổ chức tài chính vi mô, cơ sở hạ tầng, tài chính công nghệ, tài chính… cũng cần được chỉ ra.

Về tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi) đề nghị tiếp tục định hướng rõ nét hơn các trục phát triển kinh tế số, kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn, kinh tế nông nghiệp định hướng giá trị khi phát triển công nghiệp văn hóa, các ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, các chiến lược an sinh, đặc biệt khi doanh số dần chuyển sang già hóa. Đào tạo gắn với yêu cầu phát triển kinh tế; quy hoạch, quản lý phân bố dân cư, định hướng đến năm 2050 khi quy mô dân số tiếp tục tăng.

Cơ sở để thu hút đầu tư

Phát biểu giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết qua tổng hợp 217 ý kiến thảo luận tại tổ và 26 ý kiến tại hội trường của các đại biểu Quốc hội cho thấy đa số ý kiến đại biểu thống nhất với Tờ trình, dự thảo Nghị quyết và cơ bản đồng tính nội dung chủ yếu của Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh Quochoi.vn

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để triển khai các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và các quy hoạch khác, cũng như để thu hút đầu tư cho các các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Do đó, Quy hoạch đã đảm bảo tuân thủ là một bước cụ thể hóa các Nghị quyết của Đại hội thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Các nội dung chi tiết về phân chia tiểu vùng trong các vùng, liên kết nội vùng, định hướng phát triển cụ thể của từng ngành, từng tỉnh sẽ được quy hoạch cụ thể hóa ở các quy hoạch cấp thấp hơn để tránh sự trùng lắp và chồng chéo về nội dung của các quy hoạch.

Về sự về các quan điểm phát triển và những trọng tâm, trọng điểm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, quan điểm mới và quan trọng của quy hoạch lần này là phải hướng đến phát triển có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra được động lực phát triển mới, đồng thời phải đảm bảo các vấn đề về an sinh xã hội và môi trường.

Theo đó, phân chia ra 2 giai đoạn. Giai đoạn trước 2030 phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng động lực, các hành lang kinh tế, các cực tăng trưởng, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo quan tâm các vấn đề về an sinh xã hội, môi trường, các đối tượng chính sách, những người nghèo, dân tộc thiểu số miền núi nhất là về y tế, giáo dục và văn hóa. Giai đoạn sau năm 2030 sẽ hướng đến phát triển cân bằng, hài hòa và bền vững giữa các vùng miền và địa phương.

Về hình thành và phát triển các vùng động lực, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay để lựa chọn một số địa bàn có vị trí, điều kiện thuận lợi nhất có cảng biển, cảng hàng không quốc tế, khu kinh tế ven biển, tiềm lực về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao được kết nối với các cửa khẩu quốc tế… sẽ xác định là 4 vùng động lực, sau đó có 4 cực tăng trưởng.

Bộ trưởng nhấn mạnh để đảm bảo tính khả thi kịch bản, phấn đấu trên tinh thần quyết tâm cao nhất, tận dụng được tất cả các khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh của các vùng và của cả nước cũng như các cơ hội mới, xu thế mới để phát triển nhanh, bền vững và đạt được các mục tiêu Đại hội Đảng đã đề ra.

Cũng về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia là nhiệm vụ mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; cơ quan lập, cơ quan thẩm tra chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc xây dựng và thẩm tra Quy hoạch tổng thể quốc gia là nhiệm vụ rất khó khăn, gặp nhiều thách thức nhưng Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội đã rất cố gắng, nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ, kịp thời tiếp thu những nội dung góp ý để hoàn thiện Dự thảo nghị quyết.

Tags:

相关文章