【nhan dinh granada】Đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

时间:2025-01-25 18:29:53来源:Empire777 作者:Thể thao
Chính phủ: Điều hành dự toán NSNN chặt chẽ,Đảmbảoanninhtàichínhquốnhan dinh granada bảo đảm kỷ luật tài chính, ngân sách
Bảo đảm cân đối nguồn tài chính, kịp thời bố trí kinh phí phòng, chống dịch
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính – ngân sách đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày báo cáo tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV về kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. 	Ảnh: Quoc hoi.vn
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày báo cáo tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV về kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Quoc hoi.vn

Tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững

Thực hiện công tác quản lý, huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ Chính phủ, Bộ Tài chính đã thực hiện tốt mục tiêu quản lý nợ công theo đúng Nghị quyết của Quốc hội với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu trong nước.

Trong nửa đầu năm 2021, Bộ Tài chính đã xây dựng, triển khai thực hiện công cụ quản lý nợ chủ động bao gồm hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2021 trình Chính phủ phê duyệt; hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021 và chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023; trình Chính phủ để Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; khởi động đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để chuẩn bị xây dựng định hướng vay trả nợ công giai đoạn 2021-2030.

Theo Bộ Tài chính, công tác trả nợ được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ, đúng hạn theo cam kết, giữ uy tín của Chính phủ; điều chỉnh cơ cấu và khối lượng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn cũng như điều kiện thị trường. Trong 6 tháng đầu năm, công tác trả nợ của Chính phủ đạt khoảng 209.032 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước đạt khoảng 180.171 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 28.860 tỷ đồng. Các khoản nợ của Chính phủ đều được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu danh mục nợ công. Cụ thể, giảm dần tỷ trọng nợ nước ngoài để giảm thiểu rủi ro tỷ giá; tập trung huy động vốn trong nước với lãi suất hợp lý; phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn dài để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn; thúc đẩy phát triển thị trường TPCP trong nước thông qua đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng cơ sở nhà đầu tư dài hạn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại; siết chặt việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, qua đó hạn chế rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cho NSNN.

Nhờ vậy, cơ cấu nợ Chính phủ có chuyển biến khả quan, vốn vay trong nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. Trong cơ cấu nợ Chính phủ, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng dư nợ trong nước chiếm khoảng 65,2%, tăng so với năm 2020 (64,8%) và nợ nước ngoài khoảng 34,8%, giảm so với năm 2020 (35,2%).

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2021, kỳ hạn phát hành TPCP bình quân đạt 12,19 năm, giúp kéo dài kỳ hạn còn lại bình quân danh mục TPCP lên mức 8,82 năm (tăng 0,4 năm so với thời điểm cuối năm 2020), góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững. Lãi suất phát hành TPCP bình quân giảm xuống 2,26%/năm so với mức 2,86%/năm của năm 2020, tiết kiệm chi phí vay nợ cho NSNN.

Chủ động đánh giá tình hình để điều hành phù hợp

Công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng được Bộ Tài chính triển khai có hiệu quả. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu phục vụ công tác đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia. Nhờ đó, trong nửa đầu năm 2021, Moody nâng triển vọng của Việt Nam từ Tiêu cực lên Tích cực (tăng 2 bậc), tổ chức Fitch và tổ chức S&P đều đánh giá nâng triển vọng từ Ổn định lên Tích cực.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng xác định một số vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nợ công. Nếu dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài trong 6 tháng cuối năm có thể tác động đến phát triển kinh tế và thu ngân sách, dẫn tới có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ công. Giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm đối với vốn trong nước đạt thấp (31,75% kế hoạch Thủ tướng giao), Bộ Tài chính đã chủ động giảm khối lượng phát hành TPCP để giảm chi phí huy động cho NSNN, tuy nhiên, khối lượng phát hành TPCP sẽ tăng cao vào thời điểm cuối năm, tạo áp lực trong công tác điều hành thị trường. Trong 6 tháng đầu năm, giải ngân vốn vay nước ngoài cho đầu tư công cũng đạt thấp so với kế hoạch cả năm.

Để góp phần thực hiện mục tiêu, chủ trương, giải pháp về quản lý nợ công, Bộ Tài chính sẽ chủ động triển khai công tác huy động vốn vay nợ công, nợ của Chính phủ theo kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 856/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 về Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2013 và Kế hoạch vay trả nợ công năm 2021. Đồng thời, bám sát diễn biến của dịch Covid-19 và tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế để chủ động phân tích, đánh giá và cập nhật các chỉ tiêu ngân sách và bội chi, kế hoạch vay trả nợ và các chỉ tiêu an toàn nợ để kịp thời báo cáo Quốc hội, Chính phủ đưa ra các biện pháp điều hành chính sách phù hợp, đảm bảo an toàn bền vững nợ.

Cùng với đó, Bộ Tài chính chủ động theo dõi tình hình thị trường, điều hành khối lượng phát hành TPCP đáp ứng nhu cầu trả nợ gốc và cân đối ngân sách Trung ương năm 2021 trong phạm vi dự toán NSNN đã được Quốc hội phê duyệt, đồng thời tiếp tục tổ chức phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch của công tác vay nợ Chính phủ. Gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý nợ, trường hợp tình hình thu NSNN đạt tốt, căn cứ vào tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, sử dụng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách Trung ương vay để giảm khối lượng phát hành TPCP, góp phần giảm chi phí vay nợ cho NSNN.

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thị trường vốn trong nước và quốc tế tiếp tục biến động bất lợi và khó lường, trong điều kiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công gặp khó khăn, việc huy động khối lượng vốn lớn theo kế hoạch là thách thức rất lớn. Do đó, cần tính toán phương án huy động tối đa nguồn lực từ các quỹ dự trữ tài chính, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và các nguồn hợp pháp khác để giảm áp lực vay vốn của Chính phủ, giảm áp lực lên nợ công và nghĩa vụ trả nợ.

相关内容
推荐内容