【trực tiếp bóng đá hôm nay vn】Không áp đặt giá bán 0 đồng với ngân hàng âm vốn

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:09:41

VHT

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tại Quốc hội.

Đây là một trong nội dung sửa đổi được nêu ra tại Báo cáo giải trình,ôngápđặtgiábánđồngvớingânhàngâmvốtrực tiếp bóng đá hôm nay vn tiếp thu dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), được trình bày tại Quốc hội sáng 26/10.

Chính phủ quyết định phương án xử lý các ngân hàng bị KSĐB

Theo báo cáo, dự thảo Luật đã tiếp thu ý kiến về việc không quy định việc sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) trong quá trình cơ cấu lại TCTD; không quy định các nội dung liên quan đến chính sách thuế, đồng thời đề nghị Chính phủ xem xét, đề xuất những nội dung về các chính sách thuế, trình UBTVQH xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và tập trung soạn thảo để trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuế có liên quan tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, đảm bảo cơ chế pháp lý đồng bộ để xử lý các TCTD yếu kém.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng đã bỏ quy định miễn trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt, bổ sung quy định về các biện pháp can thiệp sớm để xử lý các TCTD có dấu hiệu yếu kém nhưng chưa đến mức phải kiểm soát đặc biệt (KSĐB).

Về thẩm quyền xử lý các TCTD được KSĐB, có ý kiến cho rằng thẩm quyền xử lý chỉ nên tập trung ở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Thủ tướng Chính phủ do quá trình quyết định của Chính phủ có thể kéo dài và phức tạp, không kịp thời xử lý để các TCTD được KSĐB. Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng, đa số các trường hợp xử lý TCTD được KSĐB đều thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và NHNN. Để đưa ra các quyết định hợp lý, toàn diện trong trường hợp có thể tác động đến an toàn hoạt động của hệ thống TCTD, tác động đến quyền và lợi ích của cổ đông, cần quy định Chính phủ quyết định chủ trương và phê duyệt phương án phá sản, phương án chuyển giao bắt buộc TCTD được KSĐB.

Về cho vay đặc biệt, giải trình ý kiến băn khoăn quy định các TCTD khi bị KSĐB ngoài được vay của NHNN thì còn được vay tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi, Ngân hàng Hợp tác xã và các TCTD khác có thể dẫn đến những rủi ro lớn, UBTVQH cho rằng trong điều kiện không sử dụng trực tiếp NSNN để cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các TCTD yếu kém, thì cần thiết phải có các biện pháp hỗ trợ để giúp các TCTD có triển vọng phục hồi, tránh nguy cơ đổ vỡ gây mất an toàn hệ thống.

Trong phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém, dự thảo Luật không quy định về phương án mua bắt buộc TCTD mà bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng thương mại. Trong trường hợp không có TCTD, nhà đầu tư khác đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc; không xây dựng được phương án hoặc Chính phủ không phê duyệt phương án thì NHNN trình Chính phủ quyết định chủ trương và thực hiện phương án phá sản.

Theo UBTVQH, cơ cấu lại TCTD bằng hình thức phá sản cũng là một hình thức răn đe, động lực để các TCTD nâng cao chất lượng quản trị điều hành và trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn tiền huy động.

Cổ đông mất mọi quyền lợi khi ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc

Một nội dung khác được quan tâm của dự thảo là quy định việc “chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc”, liệu có phù hợp với tinh thần của Hiến pháp?

Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, quy định như vậy là cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, an ninh tiền tệ, trật tự, an toàn xã hội, phù hợp với quy định tại Điều 14 của Hiến pháp năm 2013. Theo quy định của dự thảo Luật, ngân hàng thương mại phải thông báo và tổ chức họp đại hội cổ đông để xem xét, quyết định. Trường hợp không hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì mới dẫn đến việc chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc.

Khi được đặt vào tình trạng KSĐB, được nhận các hỗ trợ nhưng thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại đó không thể quản lý điều hành hiệu quả, vẫn không thể đưa ngân hàng thoát ra khỏi tình trạng KSĐB, do vậy cần chấm dứt quyền, lợi ích của họ, như vậy nhà đầu tư khác mới sẵn sàng bỏ vốn đầu tư, thay đổi triệt để về quản trị và điều hành.

Ngoài ra, dự thảo cũng tiếp thu ý kiến về việc bỏ quy định “trường hợp giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ âm, thì giá chuyển nhượng phần vốn góp bằng 0 đồng”, trong trường hợp thực hiện phương án phục hồi thông qua hình thức chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, vốn điều lệ đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực.

Theo đó, UBTVQH thống nhất phương án bỏ quy định này nhằm bảo đảm tập trung xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém theo nguyên tắc thị trường, không hỗ trợ trực tiếp từ NSNN. Việc xác định giá chuyển nhượng được thực hiện theo cơ chế giá thị trường, vì có thể giá trị thực của vốn điều lệ và quỹ dự trữ âm nhưng ngân hàng thương mại còn có giá trị thương hiệu, đội ngũ cán bộ, hệ thống mạng lưới trên cả nước và các giá trị khác. Do vậy, giá bán phần vốn góp vẫn phải do thị trường quyết định, giá bán có thể bằng 0 đồng hoặc cao hơn 0 đồng, không nên áp đặt phải là 0 đồng trong Luật.

H.Y

顶: 39踩: 88139