当前位置:首页 > Cúp C1 > 【nhận định monaco】Hơn 20.000 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội đã đến tay người dân

【nhận định monaco】Hơn 20.000 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội đã đến tay người dân

2025-01-10 00:34:32 [Cúp C1] 来源:Empire777

chi trả an sinh xã hội

Chi trả an sinh xã hội tại Hà Nam. Ảnh: TL

15/5 sẽ chi trả hết cho 3 đối tượng

Sáng 8/5,ơntỷđồnghỗtrợansinhxãhộiđãđếntayngườidânhận định monaco Báo điện tử Dân trí phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến: “Ai sẽ được hưởng lợi từ gói an sinh 62.000 tỷ đồng?”.

Tại chương trình, ông Lê Văn Thanh cho biết, ngay sau khi Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ được ban hành, tất cả các địa phương đã chủ động ban hành kế hoạch triển khai nghị quyết này. Đặc biệt, nhiều địa phương (khi chưa có nghị quyết) đã chủ động ban hành chính sách riêng, hỗ trợ người dân bị tác động của dịch Covid-19, ví dụ như TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Quảng Ninh. Khi có Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các địa phương đã thực hiện quyết liệt hơn.

Đến nay, theo số liệu báo cáo của một số địa phương, đã có hơn 20.000 tỷ đồng được chi trả cho 17 triệu đối tượng. Đặc biệt, số đối tượng người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được rà soát đầy đủ, với tổng kinh phí thực hiện là hơn 12.000 tỷ đồng. 9 địa phương đã chi trả cho các nhóm đối tượng này. Dự kiến đến 15/5, toàn bộ số đối tượng này được chi trả. Còn đối tượng khác như người lao động, hộ kinh doanh... tiếp tục chi trả trong tháng 5/2020.

Tại Hà Nam, tỉnh đã chi trả 70% trong tổng số đối tượng được thụ hưởng, riêng đối tượng có công, cận nghèo tỉnh đã chi trả xong.

Tại Tiền Giang, trong giai đoạn 1, tỉnh đã chi hơn 230 tỷ đồng hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng trên và một phần đối tượng bán vé số lẻ. Kết thúc giai đoạn 1 có 90% người dân được nhận tiền hỗ trợ.

Riêng tại Hà Nội, tính đến tối 6/5, toàn thành phố đã thực hiện việc cấp phát cho 383.258/390.946 đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo, đạt 98%. Trong đó, khối quận đã cấp phát cho 65.144/66.213 đối tượng, đạt 98,4%; khối huyện, thị xã cấp phát cho 318.114/324.733 đối tượng, đạt 98%.

Một số quận, huyện, thị xã đã chi trả cho các đối tượng đạt 100% là: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai, Ba Vì, Sơn Tây, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Oai, Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín.

Nhiều quận, huyện khác chi trả đạt tỷ lệ 98% trở lên là: Nam Từ Liêm 99,9%, Long Biên 99,6%, Thanh Xuân 99,5%, Tây Hồ 98,9%, Hai Bà Trưng 98,6%, Ứng Hòa 98,4%, Đống Đa 98,3%, Chương Mỹ 98,3%, Quốc Oai 98%...

Kinh nghiệm rà soát lao động tự do

Liên quan đến vấn đề rà soát lao động tự do, ông Thanh cho biết, trong số các nhóm đối tượng thụ hưởng gói an sinh xã hội theo Nghị quyết 42, nhóm đối tượng lao động phi chính thức (mà chúng ta hay gọi là lao động tự do), người có công việc bấp bênh, thay đổi nhiều và thu nhập không ổn định… là khó chi trả nhất vì rất khó xác định được đối tượng này.

Do vậy, khi thiết kế xây dựng chính sách hỗ trợ, Bộ LĐ-TB&XH xác định trước hết lao động tự do là những người bán hàng rong, người buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định, người thu gom phế liệu, bốc xếp, vận chuyển hàng hóa, xe ôm, người bán vé số...

Để nhận được tiền hỗ trợ, đối tượng này phải đáp ứng điều kiện trước hết là mất việc, không có thu nhập, hoặc thấp hơn chuẩn cận nghèo. Bên cạnh đó người lao động phải có cư trú hợp pháp tại địa phương (thường trú hoặc tạm trú).

Ngoài đối tượng nêu trên, Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định các căn cứ, các điều kiện để tùy tình hình thực tế ở địa phương có thể mở rộng thêm đối tượng này. Tất nhiên, khi mở rộng thêm các đối tượng, các địa phương phải căn cứ vào điều kiện ngân sách của địa phương để có quy định thêm.

Chia sẻ về kinh nghiệm rà soát lao động tự do, ông Nguyễn Mạnh Tiến - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nam cho biết, đối với lao động tự do thì tỉnh Hà Nam tiến hành chi trả 1 tháng trước là tháng 4. Yêu cầu đề ra là không có thu nhập hay thu nhập dưới mức cận nghèo. Thực tế trên địa bàn phát sinh một số trường hợp như một đối tượng vừa là lao động tự do, vừa là phi nông nghiệp, vừa trong 8 ngành nghề theo Quyết định 15.

“Thời gian thực hiện trong tháng 4 - tháng có khoảng thời gian cách ly xã hội là 22 ngày, những đối tượng thuộc các ngành nghề như vận tải hầu hết lao động tự do không có thu nhập. Nếu có thu nhập thì chúng tôi tính có 3 nhóm đối tượng sau: Người có nhà cho thuê, người có sổ tiết kiệm mức trên 200 triệu đồng, người trong nhóm ngành chăm sóc sức khoẻ với mỗi ngày thu nhập được 200 nghìn đồng... Như vậy trường hợp này rất cá biệt, chúng tôi đã áp dụng và tính được vài chục người. Hầu hết đối tượng đáp ứng yêu cầu Quyết định 15 đều không có thu nhập. Với tình hình dịch bệnh hiện nay đã cơ bản được khống chế, các đối tượng không phát sinh nhiều, do đó, trong tháng 5 chúng tôi sẽ tiến hành chi trả hết” - ông Tiến cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh, tinh thần của gói hỗ trợ chính sách an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng là phải đảm bảo việc triển khai đúng đối tượng, công bằng, công khai, minh bạch và không để lợi dụng chính sách. Đặc biệt, phải xử lý nghiêm tất cả các vi phạm.

Chính vì vậy, chủ tịch UBND các cấp phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, rà soát, xem xét và phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng. Đối với doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm trước danh sách lập ra để hỗ trợ các đối tượng. Bản thân các đối tượng cũng phải chịu trách nhiệm, trước hết phải rà soát xem mình thuộc đối tượng nào và cũng phải có những bản kê khai trung thực..../.

Bùi Tư

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读