Các gã khổng lồ công nghệ thế giới đối mặt với giám sát chặt chẽ hơn từ EU sau khi đạo luật Thị trường Kỹ thuật số được thông qua trong tuần này.
Uỷ ban châu Âu đưa ra danh sách “sáu công ty gác cổng”,ạnhtayvớinhữnggãkhổnglồcôngnghệđedoạchianhỏcôngtyviphạlịch thi đấu bđ ngoại hạng anh gồm những cái tên có doanh thu hằng năm trên 7,5 tỷ euro (8 tỷ USD) hoặc 45 triệu người dùng hoạt động hằng tháng trong khối, cụ thể: Amazon, Alphabet (Google), Apple, Microsoft, Meta (Facebook) và ByteDance.
Các công ty trong danh sách có 6 tháng để tuân thủ những quy định mới, chẳng hạn như cấm việc gây khó dễ người dùng gỡ phần mềm hay ứng dụng bất kỳ được cài đặt sẵn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đối tác cung cấp dịch vụ trên nền tảng.
“Chúng tôi hi vọng các công ty sẽ tuân thủ quy định mới, nếu không mức phạt có thể lên tới 10% doanh thu toàn cầu”, Thierry Breton, uỷ viên EU phụ trách thị trường nội khối cho hay. Thậm chí, mức phạt có thể tăng lên 20% nếu doanh nghiệp tiếp tục không chấp hành.
EU tự tin với chế tài của quy định mới, khẳng định có “đủ các công cụ, thậm chí không loại trừ khả năng chia nhỏ các doanh nghiệp công nghệ lớn” nhưng hi vọng sẽ không phải sử dụng đến biện pháp mạnh.
Trong khi đó, Microsoft và Apple lập luận rằng các dịch vụ của họ, Bing và iMessage không thuộc phạm vi điều chỉnh của Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số. Hiện EU đã thành lập tổ công tác xem xét trong 5 tháng tới liệu các dịch vụ của hai gã khổng lồ công nghệ này hợp lý hay không.
Những năm gần đây, châu Âu ngày càng quản lý chặt chẽ doanh nghiệp công nghệ, làm dấy lên làn sóng chỉ trích EU “bài Mỹ” do hầu hết big-tech đều đặt trụ sở tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Những công ty thành đạt, châu Âu hay ngoài châu Âu đều có thể tham gia thị trường kỹ thuật số của chúng tôi - nơi rộng lớn hơn so với một thị trường đơn nhất tại Mỹ. Điều này rất hấp dẫn và tất cả các doanh nghiệp đều hưởng lợi”, Breton nói với CNBC.
Bên cạnh Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, EU còn thông qua Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, bắt buộc các nền tảng trực tuyến phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung đăng tải trên đó. Việc không tuân thủ quy định có thể dẫn đến khoản phạt nặng hoặc cấm hoạt động tại EU.
Một số công ty công nghệ đã trải qua bài kiểm tra căng thẳng trước khi quy định mới có hiệu lực. Ví dụ, nền tảng X (trước là Twitter) được yêu cầu phải giải quyết các nội dung bất hợp pháp và thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội này.
Amazon Marketplace, Apple AppStore, Instagram, TikTok và GoogleSearch nằm trong số 19 nền tảng trực tuyến phải tuân theo các quy tắc nghiêm khắc. Trong khi đó, nhiều công ty khác, gồm Netflix, Airbnb có thể sẽ bị đưa vào list trong thời gian tới.
(Theo CNBC, Reuters)