Theếnnghịthờiđiểmchốttồnnguyênliệuđượctínhtheonămtàichíti lệ cượco quy định tại khoản 1 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo quyết toán là: “Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.” Thông tư cũng ban hành kèm theo mẫu báo cáo quyết toán theo nguyên tắc nhập-xuất-tồn kho theo trị giá (cụ thể tại mẫu số 15/BCQT/GSQL ban hành kèm theo Thông tư).
Tuy nhiên, nội dung quy định trên dẫn đến đa số các DN chưa hiểu cách thức báo cáo này thực hiện như thế nào. Do vậy, để DN có thể có số liệu báo cáo một cách chính xác nhất cho cơ quan Hải quan, Tổng cục Hải quan đang đề xuất Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
Số liệu trên bảng báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư, thành phẩm sản xuất từ nguồn nhập khẩu được lấy theo số liệu kế toán của DN.
Thời điểm để tính ngày chốt tồn nguyên vật liệu là ngày kết thúc năm tài chính (ví dụ năm tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ 1-1-2015 đến 31-12-2015 thì ngày chốt tồn nguyên vật liệu là ngày 31-12-2015).
Trị giá ghi trên bảng báo cáo nhập-xuất-tồn là tổng trị giá của nguyên vật liệu nhập khẩu, thành phẩm được sản xuất từ nguồn nhập khẩu phát sinh trong năm tài chính (ví dụ trong năm tài chính từ 1-1-2015 đến 31-12-2015, DN phát sinh 1000 tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu thì ghi tổng trị giá của nguyên vật liệu nhập khẩu trên sổ sách kế toán tại cột số 5 trên bảng báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư, thành phẩm sản xuất từ nguồn nhập khẩu).
Trường hợp đối với loại hình gia công không theo dõi theo trị giá thì DN được kết xuất số liệu từ hệ thống kiểm soát nội bộ để nộp cho cơ quan Hải quan.