【nhận định napoli vs】Phác họa triển vọng xuất khẩu nửa cuối năm

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:54:03

xk

Dịch bệnh được kiểm soát,áchọatriểnvọngxuấtkhẩunửacuốinănhận định napoli vs thị trường "ấm" lên sẽ kích thích xuất khẩu tăng trưởng. Ảnh: TL

Vượt thách thức đạt mức tăng trưởng khả quan

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2021, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá dự kiến đạt 318,02 tỷ USD, tăng mạnh 32,7% (so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu ước đạt 158,35 tỷ USD, tăng 29% và tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu ước đạt 159,67 tỷ USD, tăng 36,6%.

Riêng trong tháng 6, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá ước đạt 55,3 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 27,3 tỷ USD, tăng 4,2% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 28 tỷ USD, giảm 0,9%.

Cũng theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm, khu vực FDI có trị giá xuất nhập khẩu ước đạt 220,16 tỷ USD, chiếm 69% tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước và tăng 36,6 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp này ước đạt 116,65 tỷ USD, tăng 34,2% và trị giá nhập khẩu ước 103,52 tỷ USD, tăng 40%.

Đáng chú ý, thống kê cho thấy, nửa đầu năm 2021, một số ngành xuất khẩu mũi nhọn vẫn giữ vững được mức tăng trưởng tốt. Điển hình như gỗ và sản phẩm gỗ, với tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1%.

Kế tiếp đó, xuất khẩu hàng giày dép trong 6 tháng đầu năm ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 27,8%; nhóm hàng dệt may xuất khẩu ước đạt 15,2 tỷ USD, tăng 14,9%; xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 23,7 tỷ USD, tăng 22,07%...

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), con số tăng trưởng của những ngành hàng tiềm năng và quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm phần nào cho thấy những mảng sáng tích cực trong bối cảnh đại dịch bủa vây nền kinh tế thời gian qua.

Cơ hội và thách thức trong nửa cuối năm

Đánh giá về nửa cuối năm, các chuyên gia cho rằng, hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn. Trong đó không thể không nhắc đến thực trạng thiếu vỏ container vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa, giá cước vận tải đường biển tăng phi mã, liên tục và không có lộ trình khiến doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt với nhiều rủi ro. Theo thông tin từ Bộ Công thương, tuyến châu Á giá tăng 3 - 4 lần, các tuyến châu Phi tăng 3 - 4 lần, các tuyến châu Âu tăng 5 - 6 lần...

Đơn cử, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho hay, 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam ước đạt 155 ngàn tấn, giảm 7%. Nguyên nhân chính do hệ lụy từ dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thiếu hụt container, chi phí logistic như phí bến bãi, xếp dỡ, thủ tục hành chính tại cảng xuất và các chi phí liên quan đến vận chuyển container... tăng đột biến.

Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục chỉ ra những thách thức đến từ việc chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, số vụ kiện liên quan đến phòng vệ thương mại đối với hàng Việt đang có xu hướng tăng… Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt đang phải đối diện nỗi lo đánh mất thị trường xuất khẩu trọng điểm hoặc mất phần lớn thị phần.

Song, Cục Xuất nhập khẩu cũng đưa ra yếu tố thuận lợi đối với những ngành hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ… khi dự báo, việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vắc-xin cùng với việc nới lỏng các biện pháp giãn cách sẽ tiếp tục làm phục hồi và tăng nhu cầu của thị trường nhập khẩu.

Theo đó, Bộ Công thương dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm nay có thể đạt khoảng 308 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020. Về nhập khẩu, căn cứ tiến độ nhập khẩu trong những tháng đầu năm, khả năng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 306 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2020. Cán cân thương mại xuất siêu ở mức khoảng 2 tỷ USD. Như vậy, xuất nhập khẩu sẽ tiến thêm một mốc mới với việc cán mốc 600 tỷ USD trong năm nay./.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP của Chính phủ)

Tố Uyên

顶: 965踩: 4