游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:54:25
Trong công tác pháp chế, ngành Tài chính đang hướng tới hoàn thiện, đưa công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL tài chính vào nề nếp, đúng pháp luật và đặc biệt là nâng cao tính pháp lý của việc soạn thảo, tổ chức thi hành văn bản QPPL.
3 kết quả chính
Năm 2004, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 1332/QĐ-BTC ban hành Quy chế soạn thảo, ban hành và kiểm tra văn bản QPPL. Theo đánh giá của chuyên gia Nguyễn Trọng Nghĩa, quy chế này đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đưa công tác soạn thảo, ban hành, văn bản QPPL vào nề nếp chung, áp dụng thống nhất trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; nâng cao một bước chất lượng công tác này.
Năm 2007, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 2454/QĐ-BTC ban hành Quy chế soạn thảo, ban hành, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL. Quy chế này quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện về lập dự kiến chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, thẩm định, trình ký và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tài chính gắn với đặc thù của ngành Tài chính. (Năm 2008, Quốc hội đã ban hành Luật Ban hành văn bản QPPL).
Quá trình thực hiện xây dựng văn bản QPPL tài chính theo quy chế này tính đến hết năm 2015, đã “gặt hái” 3 kết quả chính: Thứ nhất, tạo ra khung pháp lý đồng bộ cho công tác soạn thảo, ban hành và tổ chức thi hành văn bản QPPL tài chính. Thứ hai, ý thức trách nhiệm của các đơn vị chủ trì soạn thảo, đơn vị tham gia và đơn vị thẩm định được nâng lên; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ soạn thảo theo đúng chương trình, kế hoạch. Thứ ba, các chương trình xây dựng văn bản QPPL cơ bản được hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng được những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành Tài chính.
Ông Đặng Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính cho rằng, văn bản QPPL tài chính vừa phải điều chỉnh để đảm bảo tăng trưởng kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng và thu ngân sách, vừa phải chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
“Quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế sâu rộng là một trong những động lực, yêu cầu phải có điều chỉnh, thay đổi về chính sách, pháp luật tài chính cho phù hợp. Gắn với đó là trách nhiệm rà soát, hoàn thiện pháp luật tài chính để đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện những chủ trương, giải pháp về cải cách hành chính, để hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực hiệu quả…” - ông Khôi cho biết.
Cần khung pháp lý thống nhất
Trong bối cảnh Luật Ban hành văn bản QPPL (năm 2015) sắp có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2016), yêu cầu tạo khung pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác soạn thảo và thi hành pháp luật tài chính được đặt ra cấp bách. Chính vì vậy, việc rà soát, nghiên cứu xây dựng thông tư quy định công tác soạn thảo, tổ chức thi hành văn bản QPPL tài chính là cần thiết.
Về định hướng giai đoạn 2016 - 2020, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, việc hoàn thiện pháp luật tài chính cần được quán triệt quan điểm nhất quán. Trên cơ sở đó thể chế hóa vào hệ thống pháp luật tài chính; bám sát nội dung chủ đạo và các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tài chính để cụ thể hóa trong luật pháp tài chính chuyên ngành; tạo lập hành lang pháp luật về tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp cận pháp luật tài chính quốc tế để nội luật các quy định mà Việt Nam đã cam kết tham gia, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường tài chính - dịch vụ tài chính theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.
Cùng quan điểm, ông Đặng Công Khôi cho rằng, việc ban hành thông tư về công tác soạn thảo, tổ chức thi hành văn bản QPPL tài chính không chỉ đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản QPPL (năm 2015), khắc phục những hạn chế trong thực tế hiện nay, mà còn đáp ứng những yêu cầu của công tác xây dựng văn bản trong tình hình mới, phù hợp với đặc điểm của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Trong giai đoạn 2004 – 2015, Bộ Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua 31 dự án luật, 3 pháp lệnh, 374 nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đó đã ban hành theo thẩm quyền 426 quyết định, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và 1.934 thông tư, thông tư liên tịch, quyết định để hướng dẫn triển khai thực hiện. Nguồn: Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính |
Minh Đức
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接