【ty le chap banh hom nay】Tết cổ truyền và truyền thống của gia đình ngày Xuân
Người Việt luôn coi trọng truyền thống gia đình, xem gia đình là mái ấm. |
Người Việt luôn coi trọng truyền thống gia đình, xem gia đình là mái ấm, là chiếc nôi dưỡng dục con người từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành. Ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu có hiếu với ông bà, cha mẹ; vợ chồng thủy chung, anh em đoàn kết thuận hòa, kính trên nhường dưới, nghĩa tình, yêu thương... Ðó là tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, gia đình Việt có những thay đổi nhưng nền nếp gia phong vẫn là cơ sở để gia đình Việt Nam phát triển, vì nó đã được truyền lại từ đời này sang đời khác và luôn luôn đi cùng với thời gian.
Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Dù ở thời điểm nào, giá trị văn hóa Tết vẫn luôn được bảo tồn và phát huy qua các phong tục truyền thống: thăm mộ tổ tiên, gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa đón Tết; cúng Giao thừa… Ngày Tết Nguyên đán là lễ hội của dân tộc và cũng là ngày hội của gia đình. Ý nghĩa đoàn tụ được thể hiện ngay từ đêm cúng Giao thừa đến lễ cúng gia tiên ngày mùng một Tết, con cháu cùng xum họp…
Ngày Tết là ngày của sự đoàn tụ, là ngày để mọi người trở về với gia đình của mình. Việc đón Tết cổ truyền đã trở thành ngày hội đặc biệt trong gia đình, dòng họ. Từ rất xa xưa, người Việt đã biết thờ cúng ông bà, tổ tiên của mình. Dù có nghèo khó đến mấy, mọi gia đình đều cố gắng sắm sửa một vài mâm cổ để cúng ông bà, tổ tiên, mời ông bà tổ tiên cùng về đón Tết với con cháu. Việc làm này đã tác động sâu sắc vào tâm thức của những người con đất Việt, nhắc nhở mọi người nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, làm cho lòng hiếu thảo trong mỗi người con được tiếp thêm sức mạnh, được nuôi lớn không ngừng. Công việc chuẩn bị cho ngày Tết còn thể hiện qua hình ảnh quây quần bên nồi nấu bánh chưng; hình ảnh những chợ hoa, chợ Tết tấp nập người mua sắm; trẻ em có quần áo mới; những ông đồ bày mực sẵn cho việc xin chữ; gia đình đoàn tụ, sum họp bên nhau những ngày Tết...
Với người Việt, xưa nay, bữa cơm chính là khoảnh khắc sum họp, là nơi thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, chăm sóc của mỗi thành viên trong gia đình. Con trẻ thể hiện sự kính trọng với ông bà, cha mẹ qua từng cử chỉ ăn uống. Bữa cơm xum họp ngày Tết càng trở nên đặc biệt bởi nó không chỉ đơn giản là cung cấp những món ăn có chất lượng cuộc sống mà còn giáo dục lối sống lành mạnh cho con cái. Bữa cơm ngày Tết được xem như là linh hồn của sự đoàn kết, yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình. Đó cũng là lúc hai từ "sum họp” trọn vẹn ý nghĩa nhất. Bữa cơm gia đình ngày Tết trở thành kỷ niệm mà mỗi người luôn mang theo, trở thành hành trang trong lao động, học tập.
Năm mới thêm tuổi mới, cũng là dịp để con cháu tổ chức lễ mừng thọ ông bà cha mẹ, tùy theo phong tục địa phương, có thể bắt đầu từ tuổi 60. Đây là một mỹ tục của dân tộc ta, thể hiện sự quan tâm, kính trọng của con cháu, của cộng đồng đối với người cao tuổi. Khi người già có mặt trong nhà với con cháu đó là niềm hạnh phúc lớn, là một kho kinh nghiệm sống để lưu lại cho con cháu. Lòng hiếu thảo không căn cứ vào mâm cao, cỗ đầy hay giá trị vật chất mà đặt lên trên hết là tình cảm gia đình, giáo dục con cháu bổn phận ăn ở có trước, có sau, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, nhân lên nét đẹp văn hóa "kính già, trọng lão" trong cộng đồng.
Một tập tục luôn được coi là nét đẹp truyền thống trong ứng xử của người Việt vào dịp Tết Nguyên đán đó là “Mùng Một tết cha, mùng Hai tết mẹ, mùng Ba tết thầy”. Đây là biểu hiện lòng kính trọng, biết ơn với cha mẹ đã có công sinh thành, với thầy giáo có công dưỡng dục. Biểu hiện ấy không chỉ là nét đẹp văn hóa dạy con người lòng biết ơn, sống có trước có sau mà còn thể hiện một xã hội có nền nếp, tôn ti trên dưới.
Sự sum vầy của gia đình Việt mỗi dịp tết cổ truyền không chỉ là câu chuyện của một gia đình và không chỉ mang nặng giá trị tình cảm. Đó còn là giá trị giáo dục đạo đức, văn hóa và cũng chính là vấn đề sống còn, bền vững của một quốc gia dân tộc. Giữ gìn nét đẹp truyền thống gia đình chính là góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại, làm cho mọi người càng thêm yêu quê hương, đất nước, càng gắn bó mật thiết với gia đình, với cộng đồng và sống có trách nhiệm hơn với quá khứ, với hiện tại và tương lai./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Xe đạp, nét mới trong nhịp sống cố đô
- ·Tạm thời “quên”!
- ·Nghi vấn về tương lai Tổng thống Syria khi để mất cửa ngõ tiến vào thủ đô
- ·Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Chậm nộp kết quả KTCN, hai DN bị tạm dừng cho mang hàng về bảo quản
- ·Hạn hán uy hiếp nguồn lương thực của 26 triệu người ở Nam châu Phi
- ·Thông tư 22/2016/TT
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên
- ·Mỹ bị tố thử thách khả năng phòng thủ của Nga ở Biển Đen
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Lạc quan sẽ là chìa khóa...
- ·Hải quan Bình Phước: Phát hiện và xử lí trên 200 vụ vi phạm
- ·Giá tiêu hôm nay 26/4: Tiếp tục tăng 500 – 1.500 đồng/kg
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Cảnh sát biển bắt tàu cá vận chuyển thuốc lá và rượu không có giấy tờ hợp pháp
- ·MIC trao 500 triệu đồng bồi thường bảo hiểm tai nạn quân nhân
- ·Chống hàng giả trong lĩnh vực an toàn thực phẩm: Cần quyết liệt hơn
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Tràn lan doanh nghiệp trốn đóng BHXH, BHYT do đâu?