游客发表
发帖时间:2025-01-10 23:21:52
Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương án đánh giá xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học (ĐH) đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” thuộc Chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia 2016- 2020,ĐềxuấtthitốtnghiệpTHPTlầnnămCẩnthậnkẻothêmrốtrực tiếp bóng đá nữ úc hôm nay do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm chủ nhiệm, vừa được báo giới dẫn phát biểu cho biết, nghiên cứu này đã đưa ra đề xuất 2 phương án để công nhận tốt nghiệp THPT cho Việt Nam trong giai đoạn tới, trong đó có phương án tổ chức thi 2 hoặc 3 lần/năm.
Theo đề xuất này, thay vì một kỳ thi THPT Quốc gia như hiện nay, các trường THPT sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT cho những học sinh đã học xong chương trình THPT và đạt các điều kiện quy định của Bộ GD-ĐT. Sau đó, học sinh đã có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học THPT sẽ đăng ký tham dự kỳ thi THPT Quốc gia để được cấp bằng tốt nghiệp THPT của Sở GD-ĐT.
Đề xuất thi tốt nghiệp THPT 2 lần/năm cần được xem xét kỹ lưỡng (ảnh minh họa)
Đặc biệt, kỳ thi THPT được tổ chức 2 lần/năm và có thể 3 lần/năm, do Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm tổ chức thi; thí sinh được lựa chọn thời điểm thi phù hợp kế hoạch cá nhân. Thí sinh chỉ phải thi 3 môn bắt buộc: toán, ngữ văn và ngoại ngữ nằm trong chương trình lớp 12.
Theo giải thích của chủ nhiệm đề tài và được báo giới phản ánh, điều này sẽ giúp giảm tải, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội và chất lượng đảm bảo khi mà đề thi đã thực sự chuẩn hoá. Nhưng đặt trong dòng chảy cải cách thi cử bậc THPT và tuyển sinh cho đại học, cao đẳng mà ngành giáo dục loay hoay trong cả chục năm trở lại đây thì thấy, giải pháp này, nếu được áp dụng có thể sẽ gây rối thêm cho ngành giáo dục.
Bởi lẽ, dù cải cách kiểu gì và bằng phương pháp nào thì ngành giáo dục cũng không thể xa rời mục tiêu cốt tử của kết quả tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Đó là, thi THPT để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đồng thời qua đó đánh giá “trình” của giáo dục phổ thông ở Việt Nam so với thế giới. Đây là căn cứ quan trọng để tìm giải pháp cho giáo dục bậc THPT của nước ta theo xu thế giáo dục THPT trên thế giới. Đồng thời, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ để lựa chọn những ứng viên đáp ứng trình độ đầu vào phù hợp với đặc thù từng ngành nghề đào tạo.
Vì thế, trước khi nói đến tổ chức mấy lần thi THPT trong một năm, cần xác định bản chất và mục tiêu kỳ thi này đạt đến.
Việc “đẻ” ra giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT thì phải có cơ sở pháp lý để xác lập giá trị của giấy chứng nhận này, nó được dùng vào mục đích gì? Nếu có giấy chứng nhận mà không được thừa nhận giá trị pháp lý để người học có thể dùng giấy chứng nhận đó vào những mục đích cụ thể, thì sự ra đời giấy chứng nhận này là vô nghĩa và thêm lãng phí cho cả ngành giáo dục và xã hội.
Về đề xuất tổ chức 2 hoặc 3 kỳ thi tốt nghiệp THPT mỗi năm, đặt ra vấn đề về tổ chức dạy và học kết thúc chương trình THPT như thế nào? Việc này có thể sẽ làm gia tăng chi phí tổ chức thi và đặc biệt là nguy cơ bất bình đẳng về đề thi giữa các đợt thi, do đó ảnh hưởng đến kết quả thi và việc sử dụng kết quả thi đó. Hơn nữa, việc tăng kỳ thi tốt nghiệp THPT có đẩy tăng đợt xét tuyển ĐH, CĐ? Khi đó có tác động thế nào đến chi phí và cả tiến độ đào tạo của các trường ĐH, CĐ?
Cùng với đó, theo đề xuất của nhóm nghiên cứu thì kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ do sở GD-ĐT chịu trách nhiệm tổ chức thi. Vậy sau nhiều năm, Bộ GD-ĐT đứng ra chủ trì tổ chức kỳ thi này, nay lại “đẩy” về Sở. Vì sao vậy? Cần một cơ sở khoa học và thực tiễn đủ tin cậy và được công bố rộng rãi về việc này để thuyết phục công luận đồng thuận sự thay đổi này.
Vẫn biết đây mới chỉ là các đề xuất trong một công trình nghiên cứu khoa học đưa ra tại một hội thảo, nhưng là hội thảo về “Kinh nghiệm quốc tế và mô hình đánh giá để công nhận tốt nghiệp THPT cho Việt Nam”, hơn nữa là nghiên cứu đề xuất của đề tài thuộc Chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia 2016- 2020, do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm chủ nhiệm, thì hẳn là những đề xuất và cách đặt ra vấn đề này không phải chuyện tếu.
Nếu các đề xuất này được áp dụng sẽ lại trở thành một cuộc đại xáo trộn về thi cử trên phạm vi toàn ngành giáo dục và đào tạo. Quan trọng hơn, sau đại xáo trộn đó sẽ mang lại điều gì cho đất nước?
Chúng ta chứng kiến từ năm 1975 đến năm 2018, giáo dục Việt Nam đã trải qua 7 lần cải tiến lớn về đánh giá và công nhận tốt nghiệp THPT, kéo theo đó là hàng loạt những thay đổi trong tuyển sinh ĐH, CĐ và cũng nảy sinh nhiều những vấn đề "nóng".
Thiết nghĩ, bàn giải pháp đổi mới giáo dục là cần thiết, bởi chất lượng giáo dục đào tạo là gốc dễ của sự phát triển xã hội. Mỗi đề xuất, giải pháp mang tính chính sách được đưa ra cho giáo dục và đào tạo, nó không chỉ tác động ngay đến những đối tượng thực hiện giải pháp đó mà về lâu dài nó còn tác động đến sự phát triển bền vững quốc gia.
Cho nên, ngành giáo dục và các nhà khoa học về giáo dục và đào tạo cũng cần hết sức cẩn trọng, nếu không thì cho dù mới là đề xuất cũng có thể tác động đến tâm lý xã hội và hệ quả khó dự đoán.
Theo VOV
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接