【tỷ lệ kèo cúp c2】Tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Thanh niên tình nguyện về tận nhà để hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến |
Chưa như kỳ vọng
Đầu giờ sáng, anh Trần Văn Khanh, ở thôn Triều Thủy, xã Phú An, huyện Phú Vang đã có mặt tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã làm khai sinh cho con. Anh Khanh nói: “Tôi có điện thoại thông minh, được cán bộ hướng dẫn, nhưng để thực hiện các thao tác đăng nhập, khai báo, chụp, đẩy các giấy tờ liên quan vào phần mềm, tôi thấy khó thực hiện, sợ thao tác không chính xác. Vì vậy, tôi chọn cách làm trực tiếp”.
Khảo sát tại một số bộ phận tiếp nhận, trả kết quả của các huyện, thị, thành phố chúng tôi thấy số người dân đến nộp hồ sơ làm các thủ tục hành chính (TTHC) khá đông, nhất là quầy giao dịch TTHC lĩnh vực tư pháp; lao động, thương binh và xã hội; tài nguyên và môi trường.
Hiện nay, tỉnh đang cung cấp 1.953 DVCTT; trong đó 787 DVCTT toàn trình, 1072 DVCTT một phần. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân biết, sử dụng các dịch vụ này còn khiêm tốn. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số hồ sơ giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh được tiếp nhận là 192.531 hồ sơ, trong đó hồ sơ trực tuyến là 72.152 hồ sơ, đạt tỷ lệ 37,5%. So với cùng kỳ năm ngoái, tăng hơn 12%, tuy nhiên chưa đạt so với mục tiêu tối thiểu là 50% của Chính phủ đề ra.
Ngại thay đổi, không yên tâm, muốn đến trực tiếp cho nhanh là những lý do người dân chưa muốn tiếp cận với DVCTT. Việc tuyên truyền, phổ biến tại các địa phương chưa hiệu quả; năng lực đội ngũ cán bộ, công chức hạn chế, nhất là cán bộ, công chức cấp xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng về DVCTT.
Một trong những nguyên nhân khiến người dân chưa mặn mà sử dụng DVCTT vì thiếu thiết bị. Không phải người dân nào cũng có điện thoại thông minh, máy tính kết nối Internet và thực hiện TTHC trực tuyến, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Một bộ phận người dân ngại thao tác trên phần mềm, do hạn chế về kỹ năng, trình độ; tâm lý còn lo ngại về an toàn thông tin. Nhiều thủ tục với những quy trình phức tạp, khiến người dân hạn chế sử dụng và giữ thói quen đến cơ quan Nhà nước để cán bộ hướng dẫn.
Hiện nay, nền tảng công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế; các DVCTT phải liên thông nhiều trường thông tin, hạ tầng kết nối đồng bộ để có thể truyền tải các tập hồ sơ, tài liệu; việc sử dụng các dịch vụ như chữ ký điện tử, nộp các khoản phí trực tuyến phải được tích hợp, các hồ sơ dữ liệu của nhiều sở, ngành liên quan phải được kết nối, là nguyên nhân tạo ra những rào cản khiến việc cung cấp DVCTT gặp khó khăn hoặc chưa thể thực hiện.
Thúc đẩy bằng nhiều giải pháp
Nghị quyết số 18 về Quy định mức thu lệ phí khi thực hiện TTHC thông qua DVCTT trên địa bàn tỉnh vừa được HĐND tỉnh thông qua có hiệu lực từ ngày 1/9/2023 được xem là giải pháp thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT. Theo đó, HĐND tỉnh thống nhất giảm 40% lệ phí TTHC cho các tổ chức, cá nhân khi sử dụng DVCTT.
Các loại phí được giảm bao gồm: Phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; phí cấp phép xây dựng; phí đăng ký kinh doanh; phí hộ tịch, phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Thừa Thiên Huế.
Theo ông Phạm Quang Trí, Phó Giám đốc Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh, Nghị quyết số 18 của HĐND tỉnh được ban hành là cú hích nhằm động viên, khuyến khích, thu hút tổ chức, cá nhân tăng cường sử dụng DVCTT, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.
Trước đó, để tăng tỷ lệ sử dụng DVCTT, ngày 28/4/2023, UBND tỉnh ban hành kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT trên địa bàn tỉnh. Trong đó, giao chỉ tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng DVCTT và tuyên truyền, hướng dẫn người thân sử dụng DVCTT, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp. Mục tiêu đến hết năm 2023, tỷ lệ hồ sơ TTHC được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa đạt 50%
Cung cấp DVCTT, là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số, hướng đến phục vụ người dân tốt hơn.