【tỷ số vòng loại】Ông Dương Trung Quốc: Dân kiện đất đai vẫn tìm đến nhà tôi
Sớm 19/6,ÔngDươngTrungQuốcDânkiệnđấtđaivẫntìmđếnnhàtôtỷ số vòng loại Quốc hội chuẩn bị thảo luận về dự án Luật Việc làm, câu chuyện bên tách trà, ly cà phê đã chứa đựng cả buồn lẫn vui khi nhìn lại một kỳ họp kéo dài 5 tuần đằng đẵng.
Hỏi đại biểu về thông tin liên quan tới quyết định có trình thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào phiên bế mạc như đã định hay không, nhà sử học Dương Trung Quốc nói “tôi rất ủng hộ việc chưa thông qua tại kỳ họp này”.
4 năm liên tục gần đây, Quốc hội luôn đặt vấn đề sửa Luật Đất đai - Ảnh: Đức Thanh |
“Sáng nay, dân khiếu kiện về đất đai vẫn tìm đến nhà tôi”, ông Quốc rầu giọng.
Mà cũng không phải đến hôm nay, ngay từ đầu kỳ họp, đã hơn một lần, trong câu chuyện với báo chí bên hành lang Quốc hội, “ông nghị” đã có ba nhiệm kỳ làm đại biểu của dân ở cơ quan quyền lực cao nhất này tỏ rõ sự lo lắng về việc sửa Luật Đất đai.
“Cách đây 10 năm tôi cũng được tham gia sửa luật này, và những vấn đề ngày nay trở thành vấn nạn được các đại biểu mổ xẻ cả ngày 17/6 vừa qua thì đã được nói từ ngày đó rồi. 4 năm liên tục gần đây, Quốc hội luôn đặt vấn đề sửa Luật Đất đai, đủ thấy vấn đề rất bức xúc, nhưng đến bây giờ khi thời hạn giao đất nông nghiệp sẽ hết hạn vào ngày 15/10/2013 mới sửa, chứng tỏ là sự chuẩn bị thiếu chu đáo”, ông Quốc nói.
Một vị đại biểu khác, trong câu chuyện sáng 19/6 cho rằng, sẽ chưa thể giải quyết được vấn đề khi chưa nhìn thẳng vào sự thật, là nhiều người dân bức xúc do chênh lệch địa tô không được xử lý và nhiều cán bộ giàu lên từ đất.
Vị khác cho rằng, khi chưa có cơ chế để trưng cầu dân ý về những vấn đề cốt lõi, quan trọng thì chưa nên vội thông qua dự án luật như đã trình Quốc hội.
Ngày 17/6 vừa qua, phát biểu sau cùng sau khi đã nghe 44 ý kiến thảo luận tại hội trường, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, ông Lê Đình Khanh nhấn mạnh rằng, Luật Đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến mọi cơ quan, tổ chức và trực tiếp đến đời sống của mọi người dân, nếu dự thảo sửa đổi không cân nhắc kỹ thì hậu quả sẽ khó lường.
“Vì vậy trong khi còn một số nội dung quan trọng có ý kiến trái chiều và chưa thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thì cần tiếp tục lấy ý kiến nhân dân để xem xét thông qua sau khi đã thông qua Hiến pháp sửa đổi”, ông Khanh đề nghị.
Xem ra, việc sửa Luật Đất đai đúng là vẫn còn ở thế tiến thoái lưỡng nan.
Trong phát biểu kết thúc, điểm danh những vấn đề còn tranh cãi nhiều chiều, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chốt lại là, “đối với những vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau, sẽ gửi phiếu xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội, để làm cơ sở cho việc chỉnh lý dự thảo luật và sẽ báo cáo lại Quốc hội xem xét quyết định”.
Vào sáng hôm sau, giải trình, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh , Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, việc đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào chương trình thông qua tại kỳ họp này là thực hiện đúng nghị quyết của Quốc hội.
Còn về mặt nội dung, dự án luật đã được hoàn thiện trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân, đồng thời bám sát với những tư tưởng, quan điểm lớn của Đảng được thể hiện trong các nghị quyết và dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tính đến phương án “trong trường hợp sau khi thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) mà Quốc hội quyết định chưa thông qua tại kỳ họp này thì đề nghị Quốc hội cho đưa dự án vào chương trình xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6”.
Ngày 19/6, trong 13 vấn đề được thể hiện tại phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật có quy định về sở hữu và có cả phương án về thời điểm thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2013. Một số vị đại biểu cho biết đã đồng ý với phương án này.
Theo nghị trình thì việc biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ diễn ra ngay mở đầu phiên bế mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội vào chiều 21/6 tới đây. Điều này cũng nói lên tầm quan trọng và sự quan tâm của cử tri với nội dung này, bởi không mấy khi việc thông qua một dự án luật lại diễn ra tại phiên bế mạc.
Nhưng với tình thế hiện nay, liệu có khả năng phần biểu quyết thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ diễn ra vào phiên bế mạc của kỳ họp sau?
Theo Vneconomy
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·Gần 53.000 xe Mercedes
- ·Gia Lai: Xử phạt hàng loạt cơ sở làm đẹp trá hình
- ·Thuốc 'gia truyền' trên mạng xã hội lại quảng cáo rầm rộ, nguy hại khó lường
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Vì sao bồ câu tìm được đúng địa chỉ người nhận thư
- ·Dùng hành tây đúng cách để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe
- ·Đồng Tháp: Phát hiện hơn một tấn đường cát nhập lậu chuẩn bị đi tiêu thụ
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·40% hệ thống điều khiển công nghiệp toàn cầu bị tấn công
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Rủi ro khi sử dụng nồi chiên không dầu bẩn
- ·Nhiều tác hại khi ăn quá nhiều đồ ngọt dịp Tết
- ·Thái Nguyên thu giữ 15 tấn đậu tương có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Phát hiện kho báu nằm sâu dưới 1.000m trong rừng gỗ quý
- ·Thu hồi toàn quốc dung dịch nhỏ mắt Tobradico do không đạt chất lượng
- ·Làm gì để phòng tránh ngộ độc thuốc diệt chuột, thuốc diệt cỏ?
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Cảnh báo: Tiếp xúc với khói cháy rừng làm gia tăng nguy cơ sinh non ở sản phụ