BS.CKI. Nguyễn Bảo Xuân Thanh,ềutáchạikhiănquánhiềuđồngọtdịpTếlịch trận đấu hôm nay Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Quốc tế City cho biết, nếu dùng đồ ngọt ở mức độ vừa phải và lượng đường dung nạp vào cơ thể ở mức cho phép thì rất có lợi cho sức khỏe. Ví dụ khi mình đói, mệt, việc uống một ly sữa, hoặc ăn đồ ngọt vào sẽ tạo năng lượng tích cực, giúp người dùng cảm thấy sảng khoái để làm việc. Nhưng việc dung nạp quá nhiều đường về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe toàn cơ thể. Việc ăn ngọt kích thích não bộ hoạt động làm cơ thể hưng phấn trong giai đoạn ngắn, nhưng về lâu dài nhu cầu dung nạp đường mỗi ngày sẽ càng tăng thêm (hay còn gọi là nhờn thuốc).
Còn theo TS.BS Vũ Thị Thanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, tiêu thụ đồ ăn và đồ uống ngọt như kẹo, mứt, nước ngọt có gas... có liên quan đến bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, ung thư, gan nhiễm mỡ, suy dinh dưỡng do thiếu vi chất...
Thực phẩm chứa chất ngọt cao có thể gây rối loạn chức năng nhiều mô và cơ quan. Tăng đường huyết và ăn quá nhiều đường đều có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ ruột. Ăn quá nhiều đồ ngọt trong dịp Tết còn có thể ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe.
Mắc bệnh tiểu đường
Mỗi người chỉ nên nạp 20gram đường/một ngày. Đường sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ được phân hủy và sản xuất năng lượng trong cơ thể. Để chuyển hóa hết lượng đường, cơ thể cần tiêu hao lượng vitamnin B rất lớn, việc này làm cho lượng vitamin B trong cơ thể bị thiếu hụt một cách trầm trọng dẫn đến viêm dây thần kinh, gây ra phù nề chân. Hơn nữa cơ thể con người sản xuất ra hormone gọi là insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Khi ăn quá nhiều đồ ngọt, tế bào trong cơ thể trở nên kháng insulin điều này đòi hỏi tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn. Theo thời gian tuyến tụy sẽ trở nên quá tải và không còn khả năng tiết đủ insulin dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tổn thương đường ruột
Chế độ ăn nhiều đường có thể loại bỏ vi khuẩn có lợi trong ruột. Sự mất cân bằng làm tăng cảm giác thèm đường, gây tổn thương thêm đường ruột. Các thức quà ngọt ngày Tết có thể gây viêm nhiễm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Tiến sĩ Vũ Thị Thanh giải thích, sự gia tăng vi khuẩn gây bệnh làm thay đổi hàng rào niêm mạc bên trong ruột. Điều này làm giảm vi khuẩn có lợi dọc theo hàng rào, cho phép các chất có hại đi qua dẫn đến hội chứng ruột bị rò rỉ, gây phản ứng miễn dịch thành ruột.
Đường cung cấp năng lượng cho sự phát triển của vi khuẩn. Hệ vi sinh vật đường ruột là nơi sống của nhiều loại vi khuẩn và chúng không phản ứng với đường theo cùng một cách. Khi ăn nhiều đồ ngọt, một số loại đường sẽ xâm nhập vào hệ vi sinh vật đường ruột gây mất cân bằng trong hệ vi sinh vật.
Ăn nhiều đồ ngọt sẽ gây ra nhiều tác hại. Ảnh minh họa
顶: 6735踩: 2
【lịch trận đấu hôm nay】Nhiều tác hại khi ăn quá nhiều đồ ngọt dịp Tết
人参与 | 时间:2025-01-26 23:30:02
相关文章
- Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- Vì sao CLB HAGL đổi tên 2 lần trong chưa đầy 1 năm?
- Tuyển thủ Indonesia xuất ngoại: Kiến tạo khi đá tập vẫn được tung hô lên mây
- Nhận định bóng đá fusal Việt Nam vs Australia: Thẳng tiến chung kết
- SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- Công Phượng lập cú đúp, Bình Phước thắng trận đầu tiên ở giải hạng Nhất
- Nhận định bóng đá Man Utd vs Chelsea: Bất phân thắng bại
- Lần đầu tiên tổ chức giải bóng đá nữ 7 người cấp quốc gia
- Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- Đội tuyển futsal Việt Nam thắng Brunei 14
评论专区