【kết quả bđ hôm nay】Sửa Thông tư để quản chặt xe Việt kiều hồi hương
Những nội dung cần sửa đổi được thống nhất với tiêu chí phải đảm bảo ưu đãi dành cho Việt kiều nhưng chặt chẽ trong công tác quản lý,ửaThôngtưđểquảnchặtxeViệtkiềuhồihươkết quả bđ hôm nay tránh việc bị các đối tượng lợi dụng “lách luật” trốn thuế, sử dụng sai mục đích.
Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Nguyễn Anh Tuấn đã đặt ra những vấn đề cần làm rõ tại dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 118/2009/TT-BTC như: Xác định thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Quy định hộ gia đình hay cá nhân được phép NK xe ô tô; Điều kiện đối với xe ô tô NK; Sau khi NK xe về nước nếu Việt kiều chuyển nhượng thì xử lý như thế nào…
Đối với quy định đối tượng áp dụng chính sách ưu đãi tại dự thảo Thông tư, quan điểm của Tổng cục Hải quan là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài còn giá trị hoặc thẻ thường trú nhân hoặc giấy tờ được phép cư trú vĩnh viễn và đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Cũng liên quan đến đối tượng được áp dụng chính sách, ông Tuấn tỏ ý băn khoăn về việc có nên áp dụng đối với hộ gia đình hay không. Ông Tuấn cho rằng, việc xác định hộ gia đình là rất khó vì trên thực tế xảy ra nhiều tình huống. Cụ thể là: Hộ gia đình tại nước định cư có thể từ hai thành viên trở lên có quan hệ huyết thống, chung sống với nhau tại một địa chỉ; hoặc thành viên có quan hệ huyết thống, không chung sống với nhau mà cư trú tại địa chỉ khác địa chỉ của hộ gia đình tại cùng một nước định cư.
Trong khi đó, xác định hộ gia đình đối với Việt kiều được phép hồi hương đã hoàn thành thủ tục thường trú tại Việt Nam là: Từ hai thành viên trở lên trong một hộ gia đình tại nước định cư được phép hồi hương về Việt Nam thì cả hai thành viên chỉ được mang về 1 xe ô tô, 1 xe mô tô theo chế độ tài sản di chuyển mặc dù địa chỉ đăng ký thường trú tại Việt Nam cùng hoặc không cùng địa chỉ. Nếu hai thành viên có quan hệ huyết thống cư trú tại nước định cư tại 2 địa chỉ khác nhau thì mỗi thành viên được mang về 1 xe ô tô, 1 xe mô tô theo chế độ tài sản di chuyển mặc dù địa chỉ đăng ký thường trú tại Việt Nam cùng hoặc không cùng địa chỉ.
Theo ông Tuấn, hiện không có quy định cụ thể về khái niệm thế nào là hộ gia đình, hộ gia đình gồm những thành viên nào. Do đó quan điểm của Tổng cục Hải quan đối với đối tượng áp dụng tại dự thảo Thông tư 118 theo hướng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép định cư tại Việt Nam được NK miễn thuế xe ô tô tức là quy định cho cá nhân, không quy định đối với gia đình hoặc nếu vẫn quy định đối với hộ gia đình thì tại Thông tư cần quy định cụ thể hộ gia đình Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm vợ chồng và con trong gia đình.
Điều kiện đối với xe ô tô NK là vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm, có nhiều ý kiến khác nhau về thời hạn đăng ký xe ở nước ngoài, quãng đường sử dụng xe ở nước ngoài. Về vấn đề này, theo quan điểm của Tổng cục Hải quan, việc NK xe đang sử dụng (tức là xe đã qua sử dụng) theo chế độ tài sản di chuyển của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép hồi hương, do đó điều kiện đối với xe NK cũng phải tương tự như xe đã qua sử dụng NK thương mại quy định tại Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA của liên Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính, Công an. Tức là xe phải sử dụng 6 tháng và chạy được 10.000 km trước khi hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam, phải đảm bảo điều kiện không quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến tời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.
Đối với trường hợp sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký lưu hành xe, nếu Việt kiều hồi hương chuyển nhượng (cho, bán, tặng), theo Tổng cục Hải quan, Việt kiều hồi hương sẽ phải nộp thuế (NK, Tiêu thụ đặc biệt, Giá trị gia tăng) trước khi chuyển nhượng. Nếu sau hai năm sử dụng và chứng minh được trong thời gian đó Việt kiều sinh sống thường xuyên tại Việt Nam thì khi chuyển nhượng không phải nộp thuế.
Đại diện Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Để việc quản lý được chặt chẽ cần siết điều kiện chuyển nhượng, nếu chuyển nhượng phải nộp thuế. Cách tính thuế có thể theo phương án: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép hồi hương sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký lưu hành xe ô tô, xe mô tô để sử dụng nhưng không sử dụng mà thực hiện bán, cho, biếu, tặng xe cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì khi thực hiện bán, cho, biếu, tặng xe ô tô thực hiện kê khai thay đổi mục đích sử dụng và nộp thuế NK, thuế Tiêu thụ đặc biệt chênh lệch (nếu có), thuế Giá trị gia tăng tại cơ quan Hải quan nơi cấp phép NK xe ô tô, xe mô tô theo quy định. Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa có thay đổi mục đích sử dụng là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Đại diện Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an: Theo quy định hiện nay, trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam là được giải quyết thường trú. Chính vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều trường hợp chỉ cần có người ở xã, phường bảo lãnh nhập hộ khẩu, công an địa phương xác nhận là có thể nhập hộ khẩu sau đó làm thủ tục nhập xe. Đây là con đường mà hàng trăm xe được đưa về qua đường Việt kiều hồi hương nhưng không được sử dụng đúng mục đích. Qua tra cứu rất nhiều Việt kiều đã đăng ký thường trú tại Việt Nam để nhập xe nhưng đều không thấy ở Việt Nam. Mặc dù Thông tư 118 quy định đối với Việt kiều NK xe đang sử dụng nhưng qua những vụ việc cơ quan Công an đã điều tra, xác minh có thể khẳng định 100% xe NK theo đường hồi hương là xe mới có giá trị lớn. Chính vì thế, cần có quy định đối với điều kiện xe ô tô NK, phải là xe đã qua sử dụng để chặn buôn lậu xe ô tô mới về Việt Nam. Bên cạnh đó, giải quyết thường trú là giải quyết cho từng cá nhân chứ không theo hộ gia đình. Tài sản ô tô, mô tô dù gia đình mua chung cũng chỉ đứng tên 1 người. Đại diện Cục Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt, Bộ Công an: Tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, đăng ký xe là đứng tên cá nhân, nên khi áp dụng chính sách tài sản di chuyển đối với Việt kiều hồi hương không nên áp dụng đối với hộ gia đình. Đã là tài sản di chuyển của cá nhân không nên cứng nhắc là đi được bao nhiêu km và thời gian mua bao lâu, trừ trường hợp phạm quy như xe cũ hoặc xe không có giấy tờ. Tuy nhiên để tránh việc lợi dụng NK xe mới về Việt Nam để buôn lậu, trốn thuế, trong trường hợp khi về Việt Nam sau khi sử dụng, Việt kiều bán lại thì phải thực hiện nộp thuế. Bên cạnh đó, khi làm thủ tục NK xe ô tô theo diện tài sản di chuyển, Việt kiều bắt buộc phải về Việt Nam làm thủ tục không được ủy quyền làm thủ tục cũng như sử dụng. N.L (ghi) |
Châu Anh
相关推荐
- Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- Phái sinh: Đường cong giá vẫn thể hiện xu hướng đi lên tích cực
- Erik ten Hag nói MU mua Rudiger, sắp tước quyền Harry Maguire
- Chứng khoán 21/3: ROS loạn giá, VN
- Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- Việt Nam từ một góc nhìn khác
- Phái sinh: Nhiều khả năng VN30 kiểm lại mốc 1.157 điểm
- MU bất thường chưa từng có, Klopp cũng thấy tiếc dùm