发布时间:2025-01-26 00:56:16 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Các nền kinh tếAPEC chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại toàn cầu. Ảnh: Đ.T |
Triển vọng tích cực của các nền kinh tế thành viên APEC
“Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),ướngtớiphụchồibềnvữngvàbaotrùmhậuđạidịtop nha cai uy tin nhat cùng với nền kinh tế toàn cầu, là vùng đất chưa được khám phá, nơi mà quá trình phục hồi đang được tiến hành ngay cả trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra. Có rất nhiều bài học khó khăn được rút ra từ đại dịch, trọng tâm là các chính sách kinh tế, thương mại và y tế gắn liền với nhau, và các chính sách tốt mới là điều quan trọng”. Nhận định này được TS. Denis Hew, Giám đốc Cơ quan Hỗ trợ chính sách APEC nêu trong báo cáo mới đây của cơ quan này về xu hướng kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Góp thêm tiếng nói cho Hội nghị Bộ trưởng APEC và đặc biệt là Hội nghị giữa lãnh đạo các nền kinh tế APEC diễn ra trong tuần này, báo cáo đưa ra nhận định, các nền kinh tế thành viên APEC dự kiến đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2021 và sẽ ổn định ở mức 4,9% trong năm 2022.
Sau hơn 30 năm thành lập, APEC hiện có 21 thành viên, trong đó có 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản, 9 thành viên trong nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi, phát triển năng động của châu Á - Thái Bình Dương.
Các nền kinh tế APEC có tổng GDP khoảng 25.000 tỷ USD, chiếm khoảng 60% tổng GDP toàn cầu, hơn 48% kim ngạch thương mại và gần 40% dân số trên toàn thế giới, tham gia tổng cộng 170 thỏa thuận thương mại và thương mại tự do khu vực.
Tuy nhiên, báo cáo trên cũng chỉ ra rằng, tăng trưởng giữa các nền kinh tế thành viên tiếp tục phân hóa và duy trì sự không chắc chắn.
Bên cạnh đó, đầu tưvào lĩnh vực xanh của khu vực APEC đã xuống mức thấp nhất trong gần 20 năm. Điều này đặc biệt liên quan đến vai trò quan trọng của khối trong việc thúc đẩy phát triển hạ tầng và năng suất cũng như cải thiện công nghệ và kỹ năng trong nước.
Ông Denis Hew cho rằng, tiếp cận không bình đẳng đối với vắc-xin cần phải được giải quyết khẩn cấp để tránh tình trạng phục hồi hai chiều. “Các nền kinh tế APEC cũng nên cân nhắc chắc chắn trước quyết định mở cửa kinh tế từng bước và ổn định để hồi sinh các lĩnh vực như du lịch và lữ hành, phục hồi các ngành sản xuất”, ông Denis Hew chia sẻ thêm.
Thống nhất quyết tâm phục hồi bền vững
Với chủ đề “Phối hợp trong APEC nhằm đẩy mạnh phục hồi kinh tế hậu Covid-19; Các cơ hội và thách thức chủ yếu trong thế giới hậu Covid-19 và làm thế nào để đảm bảo các thành quả được chia sẻ đồng đều tới toàn bộ người dân trong hiện tại và tương lai", Hội nghị Cấp cao APEC 2021 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 12/11, khẳng định cam kết của các nền kinh tế thành viên APEC trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế hiện nay, thống nhất quyết tâm đưa khu vực phục hồi một cách bền vững và chắc chắn.
Bà Jacinda Ardern, Thủ tướng New Zeland cho biết, cuộc họp không chính thức của lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC được tổ chức vào tháng 7/2021 đã đạt được mục tiêu là giảm thuế quan và các rào cản thương mại đối với hàng hóa liên quan vắc-xin Covid-19. Đến nay, đã có 17 nền kinh tế thành viên APEC giảm hoặc dỡ bỏ thuế quan đối với vắc-xin Covid-19.
Tuần lễ Cấp cao APEC 28 diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, bất ổn gia tăng và nhiều thách thức mới do dịch Covid-19 tái bùng phát với những biến thể mới nguy hiểm hơn. Kinh tế thế giới phục hồi tích cực, song còn bấp bênh và không đồng đều. Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực đi đầu trong phục hồi, phát triển và liên kết kinh tế.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các nền kinh tế APEC dự kiến thảo luận 2 nội dung chính là triển vọng kinh tế toàn cầu và hợp tác phục hồi sau đại dịch và thông qua Tuyên bố của Hội nghị và Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC trong 2 thập niên tới.
Do đó, sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu của Việt Nam tại Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 28 một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, qua đó nâng cao vai trò và vị thế của đất nước, nhất là đảm nhiệm thành công các trọng trách đa phương nhằm thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
相关文章
随便看看