Tất cả 6 học sinh tham gia đội tuyển Olympic Toán quốc tế năm 2014 đều chọn Mỹ là điểm đến cho mong muốn du học của mình. Đến thời điểm này,ươngOlympicToánquốctếrủnhauđiMỹkqbd giai uc Phạm Tuấn Huy đã nhập học tại ĐH Stanford với học bổng toàn phần. Hồ Quốc Đăng Hưng đang làm hồ sơ. Vương Nguyễn Thùy Dương cũng đang chuẩn bị cho hành trình du học.
Từ trái qua phải: Nguyễn Thế Hoàn, Nguyễn Huy Tùng, Trần Hồng Quân
Ba học sinh nhận học bổng tiếng Anh do Học viện IvyPrep trao tặng lần này là HCV Nguyễn Thế Hoàn, HCV Trần Hồng Quân, HCĐ Nguyễn Huy Tùng.
Hiện nay, Nguyễn Thế Hoàn đang học lớp 12 tại Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội). Hoàn cũng cho biết em sẽ cố gắng hết sức mình để trong kỳ thi tuyển chọn đội tuyển dự thi Olympic quốc tế vào tháng 3/2015, em sẽ lại tiếp tục được góp mặt và đem về huy chương cho đoàn Việt Nam.
Còn Quân và Tùng cùng học lớp Cử nhân tài năng Khoa Toán, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).
Theo kế hoạch đặt ra, các em sẽ nộp hồ sơ xin học bổng vào đầu năm 2016.
Những thông tin này được đưa ra tại lễ trao học bổng cho học sinh đoạt huy chương Olympic Toán quốc tế năm 2014 diễn ra sáng 25/11.
Ra nước ngoài bằng con đường nào?
ông Nguyễn Khắc Minh, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), người nhiều năm ôn tập và dẫn đoàn Việt Nam tham dự các kỳ Olympic Toán học quốc tế - cho biết: Theo quy chế, chính sách của Nhà nước, học sinh đoạt huy chương trong các kỳ thi Olympic quốc tế được cấp học bổng đi học nước ngoài. Thông thường, các em nhận học bổng này sẽ đi theo đề án 322 (trước đây) và đề án 599 (sau này). Vấn đề của các em theo học bổng này là phải tìm trường tương ứng với mức học bổng được cấp, nên nhiều khi không vào được trường đúng ý nguyện.
Con đường thứ hai là đi theo hợp tác song phương giữa các trường đại học của Việt Nam với các trường đại học nước ngoài.
Đường thứ ba, đó là quỹ học bổng do GS Ngô Bảo Châu lập ra. Quỹ học bổng này bảo trợ về kinh phí học tập và cũng “bảo lãnh” luôn cho các em về thầy hướng dẫn luận văn. Tuy nhiên, sinh viên nhận học bổng của quỹ này phải có cam kết về kết quả học tập hàng năm.
Con đường thứ tư, là những học sinh Việt Nam từng được giải quốc tế đang sống và làm việc tại nước ngoài giúp các em trong nước tìm trường, tìm học bổng. Riêng với môn toán, tôi khăng định học sinh đoạt giải Olympic quốc tế được các trường đánh giá khá cao.
Và con đường thứ năm, là các em tự tìm trường qua các phương tiện thông tin, như mạng internet.
Đi rồi về, hay ở lại?
Trước câu hỏi khá “cũ kỹ” này, Nguyễn Thế Hoàn cho biết hiện tại em mới chuẩn bị tốt nhất cho việc đi du học. “Còn với câu hỏi về VN hay không? Em xin được trả lời là nếu Tổ quốc cần em sẵn sàng trở về” – Hoàn khẳng định.
Trần Hồng Quân thật thà: “Em nghĩ rằng ai đi nước ngoài cũng đều có mong muốn trở về, vì ở Việt Nam còn có gia đình, bạn bè. Em chưa đi nên chưa biết thế nào. Nhưng em hy vọng khi em học xong ở nước ngoài, Việt Nam đã có đủ điều kiện để em trở về mà không cần phải đắn đo suy nghĩ”.
Còn Nguyễn Huy Tùng thì mong muốn sẽ có cơ hội làm việc cho Việt Nam như cách mà GS Ngô Bảo Châu đã làm.
Ông Nguyễn Khắc Minh chia sẻ, bản thân ông khi học hết phổ thông cũng ra nước ngoài học tiếp. Và khi mới học xong về nước cũng rất hào hứng với suy nghĩ sẽ làm được nhiều việc cho đất nước.
“Có những người ở lại và cũng có những người về. Ai về, ai ở phụ thuộc ngành nghề họ đã chọn học. Những người cảm thấy họ sẽ đóng góp được khi về nước thì họ sẽ về. Và những ngành nào mà người học cảm thấy nếu về nước sẽ phát triển không tốt thì sẽ đóng góp theo kiểu hàm thụ.
Đó là chuyện bình thường, không nên làm nặng nề vấn đề này, các nước khác đều có tình trạng này” – ông Minh nêu quan điểm.
“Vấn đề là nếu chúng ta muốn thu hút cán bộ đóng góp cho đất nước chứ không phảo đóng góp từ xa, chính chúng ta phải suy nghĩ chứ không phải đặt ra câu hỏi này với các bạn trẻ”.
Ông Minh cũng kể một vài câu chuyện liên quan tới sự đi – về của các huy chương Olympic Toán quốc tế của Việt Nam: “Đã có một bạn sau khi học xong ở Úc chuyên ngành công nghệ thông tin đã về Việt Nam, đến gặp tôi và nói mong muốn về đóng góp cho Việt Nam. Một năm sau, bạn đó lại đến gặp tôi chào để đi tiếp, vì “người ta không cho em làm”.
Lại có bạn khác, đoạt huy chương năm 1992, cũng học ở Úc xong rồi về Việt Nam mở công ty phần mềm. Làm được vài năm, công ty thất bại. Nhưng bạn đó không tìm cách quay trở ra nước ngoài làm việc như nhiều trường hợp khác, mà ngồi trong nước suy nghĩ xem tại sao mình thất bại, thiếu cái gì mà thất bại.
Bạn đó giải lại từ đầu bài toán: Sống trong môi trường Việt, tương tác với người Việt, nhưng mình hiểu văn hóa Việt Nam được bao nhiêu? hiểu người Việt được bao nhiêu?
Từ đó, bạn này tìm về cội nguồn văn hóa Việt bằng cách đọc sách, gặp gỡ các chuyên gia văn hóa, sưu tầm các hiện vật văn hóa… Sau này đã lập một công ty tư vấn rất thành công.
Hiện tại, đang có rất nhiều luồng ý kiến phê phán giáo dục, nào là tài năng đi đâu, giáo dục yếu kém, nên mang cái này cái kia về…
Theo tôi, mang cái gì về cho giáo dục Việt Nam cũng được, nhưng trước hết phải hiểu mình là ai”.
Lời khuyên của ông Minh dành cho các huy chương Olympic Toán học là nên đặt ra cho mình mục tiêu chọn trường cụ thể, để căn cứ vào đó có kế hoạch phù hợp.
TheoVietnamnet