【soi kèo sevila】Cần chia sẻ thông tin từ các nguồn tin chính thống
Những ngày qua,ầnchiasẻthngtintừccnguồntinchnhthốsoi kèo sevila cùng với cuộc chiến chống sự bùng phát, lây lan của dịch Covid-19 thì việc xử lý các tin giả, tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận cũng gay go không kém. Tại Hậu Giang, các ngành chức năng đã kịp thời xử lý và ngăn chặn một số trường hợp vi phạm.
Một trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 bị ngành chức năng tỉnh xử phạt hành chính.
Trong tháng 2 và tháng 3, Sở Thông tin và Truyền thông và Công an tỉnh đã phối hợp xử lý hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 đối với 2 cá nhân trên địa bàn.
Cụ thể, trước đó trên facebook của một cá nhân có chia sẻ thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona gây ra, sau đó chị Y., ngụ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ sử dụng tài khoản facebook cá nhân tham gia bình luận: “Có 2 người chết ở Nhà máy Giấy Lee&Man rùi. Nhưng báo chưa cập nhật thui”, gây hoang mang dư luận xã hội.
Còn vào đầu tháng 3, chị H. ở huyện Phụng Hiệp, sau khi nghe nguồn tin không được kiểm chứng, đã đăng tải lên facebook cá nhân với nội dung: “Lạc Tỷ có người nhiễm vi-rút corona ùi sợ quá chắc nghỉ làm thôi”.
Sau khi các thông tin trên được đăng tải, lực lượng chức năng tỉnh vào cuộc xác minh và mời các đối tượng lên làm việc. Sau khi làm việc, các đối tượng thừa nhận đăng tải thông tin sai lệch và gỡ bỏ bài viết. Đồng thời, các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính lần lượt 7,5 và 10 triệu đồng/người vì hành vi trên.
Thực tế hiện nay cho thấy, hàng ngày nhiều người dân vào mạng xã hội facebook để theo dõi và tương tác hoạt động của bạn bè. Một số người cho rằng, đã là trang facebook cá nhân thì có thể đăng bất cứ thông tin gì lên cũng được. Từ đó, dẫn đến việc đăng tải những thông tin mang tính cá nhân, thiếu kiểm chứng lên mạng xã hội. Chị H., ngụ huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Do nhận thức còn hạn chế, không lường trước được hậu quả nên tôi đã đăng tải thông tin không đúng sự thật về dịch bệnh viêm phổi do vi-rút corona gây ra. Tôi rất hối hận và hứa không tái phạm”.
Theo ông Đặng Hiếu Trung, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, với những trường hợp vi phạm trên, một phần người dân chưa ý thức nhưng cũng có những người muốn “câu like, câu view” bằng mọi giá nên họ đưa thông tin giật gân, sai sự thật về dịch bệnh. Qua đó, nhằm mục đích có nhiều lượt chia sẻ, nhiều người quan tâm, phục vụ cho việc quảng cáo, thương mại.
“Mạng xã hội hiện nay có tốc độ lan truyền thông tin nhanh. Các thông tin sai sự thật khi được phát tán sẽ rất nguy hiểm. Nó gây ảnh hưởng đến những hoạt động tích cực của xã hội, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, cuộc sống của mọi người. Nguy hiểm hơn là gây hoang mang dư luận, tạo tâm lý bất an”, ông Trung nhấn mạnh.
Hiện nay, việc đưa thông tin sai sự thật đã có nhiều chế tài quy định. Cụ thể, theo luật gia Nguyễn Văn Bé, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, từ ngày 15-4 tới đây, Nghị định 15/2020 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo đó, tại Điều 101, Nghị định 15/2020 quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
Mức phạt tiền từ 20-30 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, nghị định cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.
Để hạn chế việc đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội, hiểu đúng, hiểu đủ về công tác kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có các văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí chủ động đưa tin chính xác về tình hình dịch bệnh để người dân không hoang mang, lo lắng. Đồng thời, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế.
Ông Đặng Hiếu Trung cho biết, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cần nâng cao trách nhiệm với thông tin đăng tải trên mạng xã hội. Đối với người dân khi tham gia mạng xã hội cũng cần cảnh giác, chọn lọc thông tin, không nên chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở. Đồng thời, chủ động tiếp cận và chia sẻ thông tin từ các nguồn tin chính thống để không làm ảnh hưởng đến cộng đồng.
Bài, ảnh: Đ.BẢO
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- Hơn 920 dự án FDI đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long
- Thị trường có thể sẽ hồi phục trong phiên giao dịch đầu tuần
- Opening “closed
- Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- Những thí sinh đầu tiên trúng tuyển Trường ĐH Y Hà Nội năm 2018
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện
- Danh sách 989 thí sinh trúng tuyển Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
- Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- Nữ sinh đầu tiên của Việt Nam đạt điểm thi Olympic cao nhất thế giới
- Khẩn trương triển khai kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia
- Tuyển sinh ĐH tại Đức và kỳ thi tốt nghiệp phổ thông tại Việt Nam
- Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- Quy hoạch điện bất cập, có lợi ích nhóm hay không?
- Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- Come to Loi Nong to enjoin the spring boat racing
- Tìm giải pháp bình ổn giá xăng dầu
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản có thể hoàn thành mục tiêu 54 tỷ USD năm 2023
- Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- Overcoming difficulties to bring literacy to mountainous areas