当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【ket qua da banh】Giải pháp phát triển hệ thống giao thông công cộng

Bài cuối: Cần các giải pháp dài hơi

Theảipháppháttriểnhệthốnggiaothôngcôngcộket qua da banho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng như sự cạnh tranh của loại hình taxi, xe ôm công nghệ nên nhiều tuyến xe buýt đã ngừng hoạt động do lượng hành khách đi xe ít dần, doanh thu không đủ “gánh” chi phí. Để tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống xe buýt, rất cần các giải pháp dài hơi.

Giảm tuyến, giãn thời gian đón khách

Ông Vũ Quang Thanh, đại diện Công ty Cổ phần Phương Trinh (gọi tắt là Công ty Phương Trinh), cho biết công ty hiện hoạt động 4 tuyến xe buýt, gồm: Thủ Dầu Một - Bến xe Miền Đông; Thủ Dầu Một - Dầu Tiếng; Thủ Dầu Một - Tân Uyên và Thủ Dầu Một - Bến Cát nhưng “lượng hành khách giảm rất nhiều”.

Cùng với việc sụt giảm về lượng khách thì doanh nghiệp (DN) VTHKCC cũng tăng thời gian giãn cách giữa các tuyến từ 50 - 60 phút; giảm một số chuyến vì doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động nên giờ giấc không ổn định ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại bằng xe buýt của người dân.

Tuyến buýt Kaze, xe sử dụng khí CNG góp phần bảo vệ môi trường được đưa vào vận hành ở Bình Dương từ năm 2014. Tuyến buýt được quản lý, vận hành theo mô hình buýt tại Nhật Bản bảo đảm thời gian chuẩn xác. Ảnh: MINH DUY

Cũng theo ông Vũ Quang Thanh, Công ty Phương Trinh là 1 trong 2 DN tham gia vay vốn từ ngân sách tỉnh theo Đề án “Nâng cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020” và đã được UBND tỉnh gia hạn đến ngày 31-12-2023 theo Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 11- 7-2018 (gọi tắt là Đề án 1881) để đầu tư mua 37 phương tiện sử dụng khí CNG thân thiện với môi trường. Sau khi các DN đầu tư phương tiện thì gặp đại dịch Covid-19, các hoạt động VTHKCC trên địa bàn tỉnh phải dừng theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Theo thống kê từ Công an tỉnh, tính đến ngày 31- 12-2023, tổng phương tiện do địa phương đang quản lý là hơn 219.000 xe ô tô, hơn 1,4 triệu xe mô tô; chưa kể một lượng lớn phương tiện của người dân ngoài tỉnh đang tạm trú trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển hàng hóa (biển kiểm soát ngoại tỉnh) từ các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất và phương tiện đi ngang qua địa bàn tỉnh hàng ngày tăng cũng tác động lớn vào việc VTHKCC.

Sau đại dịch, các DN đã nỗ lực khôi phục hoạt động các tuyến xe buýt nhưng lại gặp khó khăn do suy thoái kinh tế chung, khiến chi phí nhiên liệu như xăng dầu tăng cao, dẫn đến doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Để duy trì hoạt động, DN đã phải huy động nguồn vốn khác bù đắp nên chưa thể trả nợ vốn vay theo kế hoạch.

Ngoài ra, từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay, các DN VTHKCC mới khôi phục được 22/29 tuyến xe buýt; 7 tuyến xe buýt đã dừng hoạt động do doanh thu không đủ. Theo số liệu của Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC tỉnh thì hiện nay bình quân có 6 hành khách/ chuyến xe.

Theo tìm hiểu của P.V, 12 tuyến xe buýt do Công ty TNHH Xe buýt Tokyu đang khai thác hiện nay đang được hỗ trợ bằng hình thức mua 3.000 vé Free Pass hàng năm nhưng đến hết năm 2024 thì hết hiệu lực. Năm 2025, nếu không có nguồn hỗ trợ thì đơn vị bắt buộc phải giảm số tuyến phục vụ để bảo đảm khả năng duy trì hoạt động theo hình thức tự cân đối. Đây cũng là lý do các đơn vị VTHKCC rơi vào “thế khó”.

Các ý kiến “gỡ khó”

Trước tình hình khó khăn của các DN về VTHKCC, ông Đàm Trọng Cường, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải tỉnh, đã kiến nghị lên UBND tỉnh một số nội dung để “tháo gỡ” các khó khăn. Theo ông Cường, hiện nay toàn tỉnh chỉ có 1 trạm nạp khí CNG cho phương tiện tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 (TP.Bến Cát) nên rất khó khăn khi các phương tiện phải di chuyển hàng ngày đi và về với cự ly 34km mỗi lần nạp nhiên liệu.

Để rút ngắn khoảng cách, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho các xe nạp khí CNG thì cần đầu tư xây dựng thêm trạm cung cấp nhiên liệu tại các khu vực trung tâm. Ngoài ra, UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan cần xem xét hỗ trợ phần chi phí chênh lệch cho các DN đã tham gia vay vốn đổi mới phương tiện theo Đề án 1881 đang hoạt động do doanh thu chưa đủ để bù vào chi phí. Đồng thời, kéo dài thời gian vay vốn từ 7 năm lên 12 năm cho đơn vị vận tải đã đầu tư mua xe và đơn vị dự kiến đầu tư xe buýt sử dụng năng lượng sạch CNG, xe buýt điện phục vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, cần đầu tư 100% hệ thống cơ sở hạ tầng như nhà chờ, trạm dừng, bảng thông tin để người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ VTHKCC. Đồng thời xây dựng chính sách trợ giá; hỗ trợ giá vé có lộ trình cho hành khách khi tham gia đi lại bằng xe buýt nhằm thu hút nhiều hơn người dân sử dụng phương tiện công cộng. Từ đó, bảo đảm lợi ích giữa Nhà nước - DN và người dân cùng tham gia xây dựng hệ thống giao thông công cộng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững theo kế hoạch phát triển giao thông xanh của tỉnh.

Sẽ có chương trình hỗ trợ giá vé xe buýt cho người dân

Ông Nguyễn Thanh Thuận, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, cho biết để khuyến khích người dân đi xe buýt, Sở Giao thông - Vận tải đang phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu trình UBND tỉnh chính sách khuyến khích người dân đi xe buýt bằng hình thức hỗ trợ 50% giá vé xe buýt theo cự ly đi lại cho tất cả người dân thông qua “Ứng dụng cung cấp thông tin cho người dân đi xe buýt theo thời gian thực”.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 đơn vị hoạt động VTHKCC, trong đó 4 đơn vị có trụ sở trên địa bàn tỉnh, 1 đơn vị vận tải thuộc tỉnh Đồng Nai, 2 đơn vị vận tải thuộc TP.Hồ Chí Minh. Số phương tiện của tỉnh Bình Dương tham gia vận chuyển với 143 phương tiện, trong đó có 65/143 phương tiện sử dụng khí CNG gồm Công ty TNHH Becamex Tokyu 28 phương tiện; Công ty Cổ phần Phương Trinh 12 phương tiện; Chi nhánh Công ty TNHH Phúc Gia Khang 25 phương tiện.

Hiện nay, nhiều xe buýt sử dụng khí CNG nhưng các công ty VTHKCC đang gặp khó khăn do cạnh tranh từ dịch vụ vận tải công nghệ. Ảnh: QUỲNH ANH

PHƯƠNG QUỲNH

分享到: