Đại biểu tham dự hội nghị Luật Việc làm năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015; đã điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động; điều chỉnh các chính sách lao động,ĐónggópýkiếnchodựthảoLuậtViệclàmsửađổbxh các giải vô địch quốc gia châu âu việc làm đến toàn bộ lực lượng lao động; là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động;… Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, Luật Việc làm bộc lộ những khó khăn, hạn chế, bất cập. Đó là một số các quy định, chính sách của Luật Việc làm năm 2013 chưa bảo đảm sự phù hợp, thống nhất với quy định của các văn bản hiện hành có liên quan; chưa kịp thời đáp ứng các yêu cầu của phát triển KT-XH; chưa bảo đảm phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;… Do vậy, việc sửa đổi Luật Việc làm là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Đại biểu tham gia đóng góp dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) Tại hội nghị, các đại biểu tham gia đóng góp đối với Luật Việc làm (sửa đổi), trong đó tập trung vào các nội dung: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập; hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp vừa bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động vừa là công cụ quản lý thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy tạo việc làm bền vững.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Lê Thị Song An đánh giá cao các ý đóng góp của đại biểu Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - Lê Thị Song An đánh giá cao các ý đóng góp của đại biểu. Trong đó, nhiều ý kiến mang tính cụ thể và sát với thực tiễn. Những ý kiến đó góp phần tạo thêm cơ sở thực tiễn để đại biểu Quốc hội của tỉnh tham gia đóng góp trong các cuộc thảo luận tổ cũng như ý kiến trong hội trường của Kỳ họp Quốc hội, giúp Luật Việc làm ngày càng thực chất và đi vào thực tiễn tốt hơn,…/. An Nhiên – Hoàng Tuân |