Empire777

Ở nơi đầu sóng ngọn gió như huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, chuyện ket qua mls

【ket qua mls】Vượt sóng tác nghiệp ở Trường Sa

Ở nơi đầu sóng ngọn gió như huyện đảo Trường Sa,ượtsngtcnghiệpởTrườket qua mls tỉnh Khánh Hòa, chuyện tác nghiệp báo chí cũng có nhiều khác biệt so với ở đất liền. Dù còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng khi đến đây, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí luôn nỗ lực vượt sóng để hoàn thành nhiệm vụ.

Giữa những cơn sóng, các phóng viên báo, đài vẫn vững tay cầm máy ảnh, máy quay phim để tác nghiệp.

Những trải nghiệm khó quên

Vừa qua, hơn 200 đại biểu đã tham gia Đoàn công tác số 5 của Quân chủng Hải quân, đi thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa. Trong đoàn, có khoảng 20 đại biểu là phóng viên, nhà báo đến từ các báo, đài Trung ương và địa phương như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, Long An, Khánh Hòa, Báo Nhân dân, Báo Thanh niên, Báo Hậu Giang, Báo Khánh Hòa, Báo Hải Dương, Báo Hải Quân, Vietnamnet,...

Từ mọi miền đất nước, họ cùng đến với Trường Sa, để tìm hiểu và ghi lại những hình ảnh, câu chuyện chân thực, sống động nhất tại nơi hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Trong nhóm phóng viên này, có những người lần đầu được ra Trường Sa, cũng có người đã đi đôi ba lần. Đặc biệt, có trường hợp phóng viên đã đi lần thứ... 20. Nhưng dù đến với Trường Sa lần thứ mấy, thì nơi đây luôn mang lại cho họ nhiều cảm xúc và muôn vàn điều mới mẻ cần tìm hiểu, khám phá.

Với phóng viên quay phim Đình Thông (Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa), chuyến đi Trường Sa lần này khá bất ngờ. Nhận được lệnh công tác chỉ 2 giờ trước khi tàu xuất phát, anh có 1 giờ để chuẩn bị hành trang và 1 giờ để test Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR. Tuy nhiên, với kinh nghiệm dày dặn của một phóng viên đã từng 11 lần đi tác nghiệp ở Trường Sa, anh nhanh chóng bắt nhịp với công việc và làm tròn nhiệm vụ của mình. Là người đi trước, anh cũng thường xuyên trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm với các phóng viên trẻ để cùng nhau tác nghiệp tốt trong chuyến đi lần này.

Anh Đình Thông kể: “Tác nghiệp ở Trường Sa luôn mang lại cho tôi nhiều cảm xúc và trải nghiệm rất hay. Tôi đã có dịp chứng kiến những câu chuyện rất xúc động và ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đây. Như có lần, hơn 10 năm trước, trong một chuyến đưa quân ra Trường Sa, có một tân binh là con của người chiến sĩ hải quân kỳ cựu tại đây. Hôm người cha về hưu cũng là lúc đứa con trai bước vào quân ngũ. Khoảnh khắc ấy đã thể hiện sự tiếp nối truyền thống bảo vệ biển, đảo quê hương qua các thế hệ”.

Bên cạnh những phóng viên giàu kinh nghiệm tác nghiệp tại Trường Sa như anh Đình Thông, trong chuyến đi này, có phần lớn là phóng viên trẻ, lần đầu được ra Trường Sa. Từ đồng bằng sông Cửu Long, phóng viên Tố Chi, Phó trưởng Phòng Phát thanh, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, không khỏi xúc động khi lần đầu tác nghiệp ở huyện đảo này. Phóng viên Tố Chi chia sẻ: “Khi được đến với Trường Sa, tôi cảm thấy mình rất may mắn và hạnh phúc, vì vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc không phải ai cũng có thể đến được. Đến đây, tôi rất tự hào vì vùng trời, vùng biển của Tổ quốc mình vô cùng đẹp. Tôi cũng rất cảm phục các cán bộ, chiến sĩ ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển đảo của quê hương và mong mình có thể một lần nữa đến với Trường Sa. Là một phóng viên, tôi nguyện làm hết sức để tuyên truyền chủ quyền cho biển, đảo quê hương!”.

Dù đến từ các cơ quan báo chí khác nhau, với những trải nghiệm khác nhau, nhưng khi ra Trường Sa, ai cũng mang trong mình nhiều cảm xúc tốt đẹp dành một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tình yêu biển đảo hòa cùng với lửa nghề đã tạo nên một chuyến tác nghiệp đầy nhiệt huyết và ý nghĩa cho mỗi người làm báo trong đoàn công tác lần này.

Nhiệt huyết và trách nhiệm

Đối với mỗi người làm báo, đến với Trường Sa là một cơ hội rất quý giá mà ai cũng phải chắt chiu, tận dụng tối đa. Do đó, trước khi đặt chân lên tàu, phóng viên nào cũng hừng hực khí thế và chuẩn bị sẵn kế hoạch tác nghiệp. Tuy vậy, việc tác nghiệp giữa trùng khơi chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là khi biển cả mênh mông luôn tiềm ẩn những cơn sóng ngầm. Không ít phóng viên lần đầu đi biển đã bị say sóng, không thể tác nghiệp được. Có những tấm ảnh, khung hình ghi lại nhưng không thể sử dụng do bị chập chờn theo từng đợt sóng. Máy móc tác nghiệp trong hơi biển mặn, bị văng nước biển, nên bám đầy từng mảng muối trắng, dễ gặp sự cố, hỏng hóc,...

Để có được những tấm ảnh, khung hình đẹp nhất, chân thật và sinh động nhất về Trường Sa, các phóng viên đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Như có lần, trong buổi Lễ tưởng niệm Các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại quần đảo Trường Sa, diễn ra trên tàu Kiểm ngư 490, neo tại khu vực bãi đá Gạc Ma, đảo Cô Lin, để ghi lại được hình ảnh đoàn công tác thả vòng hoa, lễ vật, hạc giấy xuống biển, hơn 10 phóng viên đã cùng nhau xuống một chiếc xuồng nhỏ để ra khỏi tàu. Trước những cơn sóng đánh khá mạnh, một vài phóng viên đã bị say sóng, không tác nghiệp được. Tuy vậy, các phóng viên còn lại vẫn cầm chặt máy ảnh, máy quay phim, kịp thời ghi được những hình ảnh chân thực, xúc động của khoảnh khắc thiêng liêng này.

Tác nghiệp tại Trường Sa, các phóng viên cũng phải chú ý đến những thông tin, hình ảnh mà mình truyền tải. Phóng viên Hữu Tuấn, Tạp chí Người làm báo (Hội Nhà báo Việt Nam), chia sẻ: “Phóng viên là những chiến sĩ trên mặt trận thông tin, tác nghiệp tại biển đảo, sẵn sàng phản bác những thông tin sai trái trên mạng xã hội. Đồng thời, là một nguồn cung cấp thông tin chuẩn xác cho đồng bào trong nước, bà con kiều bào tại nước ngoài và những người nước ngoài muốn tìm hiểu về Việt Nam”.

Tác nghiệp ở giữa trùng khơi là một trải nghiệm vô cùng quý giá đối với sự nghiệp làm báo của mỗi phóng viên. Tác nghiệp hiệu quả, đưa những thông tin, hình ảnh chính xác, cảm nhận chân thật về Trường Sa đến gần hơn với khán giả, độc giả trong và ngoài nước là nhiệm vụ, là niềm vinh dự của mỗi phóng viên trong Đoàn công tác số 5 vừa qua.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap