CCB Nguyễn Ngọc Sinh chăm sóc vườn bưởi da xanh sắp đến mùa thu hoạch
Bà nội của ông là Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và bố ông là liệt sĩ,ựuchiếnbinhlậptrangtrạsoi kèo moldova nhưng ông Sinh không nhận sự ưu tiên mà đã nhập ngũ vào Bộ đội Biên phòng Bình Trị Thiên.
Hơn 4 năm làm chiến sĩ cơ động tăng cường cho các địa bàn xung yếu trên toàn tỉnh, ông được phục viên về quê nhà. Vì hoàn cảnh neo đơn, ông sớm lập gia đình và có 4 con. Trước cảnh mẹ già, vợ yếu, con dại, kinh tế gặp nhiều khó khăn, ông tìm kế mưu sinh trên quê hương.
Được địa phương cấp đất nông nghiệp hơn 2 ha trên quả đồi khô cằn sỏi đá, ban đầu ông trồng sắn để giải quyết lương thực trước mắt, phục vụ khai phá rừng kiệt trồng cây keo lai. Nghe có nơi trồng dược liệu hiệu quả, ông cải tạo đất đồi để trồng cây cà gai leo nhưng không tìm được đầu ra. Thấy mô hình trồng cây thanh trà của xã bạn, nhưng thổ nhưỡng ở đây không bằng nơi đất phù sa sông Hương, sông Bồ, nên ông mạnh dạn đầu tư trồng bưởi da xanh. Ông đã đào hố ủ phân hữu cơ, làm hệ thống tưới nước, phân khu đất phù hợp để trồng thêm cam sành, thanh trà. Hơn 10 năm đầu tư công sức, đến nay, trang trại của ông mới cho quả ngọt.
Để có sản phẩm hàng hóa, ông phải thường xuyên chăm cây, tỉa cành, để lại những quả đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn cho siêu thị. Mỗi quả bưởi da xanh nặng hơn 2 kg bán tại vườn được 60 ngàn đồng; với 600 gốc, mỗi mùa gia đình ông thu được khoảng 100 triệu đồng.
Lấy ngắn nuôi dài, từ đồng vốn bán cây keo lai, ông từng bước đầu tư vườn cây ăn quả, đến nay ước tính đã đầu tư trang trại trên 300 triệu đồng. Giảm thiểu được nguồn vay vốn trả lãi nên gia đình ông đã có thu nhập, thoát nghèo chính đáng.
Quả đồi vùng bán sơn địa đầy sỏi đá trước đây giờ xanh mướt vườn cây trĩu quả. Nhìn khu vườn có giá trị hàng hóa mới thấy công sức của một cựu chiến binh đầy bản lĩnh, nghị lực.
Ông Nguyễn Ngọc Sinh tâm sự: Quê hương tôi chỉ thuần nông. Bản chất người lính đã tôi luyện trong gian khó nên khi trở về quê, tôi không cam chịu đói nghèo. Nhiều bạn bè rủ tôi đi làm ăn xa, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên tôi chọn lao động sản xuất nơi mảnh đất mình sinh ra. Nhiều lúc cũng nản chí, nhưng sự động viên của anh em cựu chiến binh đã giúp tôi có thêm nghị lực. Nhiều hội viên cũng lập vườn xung quanh gần nhau nên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và liên kết sản xuất, tìm đầu ra hiệu quả.
Sự cố gắng của cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Sinh cũng là tấm gương cho các con biết lao động, trân quý đồng tiền, biết chắt chiu cho cuộc sống và không khuất phục trước đói nghèo.
Bài, ảnh: Nguyễn Văn Lưu