【tài xỉu ngoại hạng anh】Mỹ rút bớt quân khỏi Đức: Dấu hỏi tình đồng minh?
Bầu cử Mỹ 2020: Vì sao Trung Quốc muốn Trump tiếp tục là Tổng thống? | |
Bầu cử Mỹ: “Vết xe đổ” của đảng Dân chủ và nước cờ khôn khéo của Trump | |
Lý giải nguyên nhân khiến nước Mỹ mong manh trước khủng hoảng | |
Vấn nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ |
Quyết định rút bớt quân khỏi Đức dấy lên nhiều hoài nghi về sự thay đổi trong tính toán chiến lược của Mỹ, đặc biệt là những cam kết an ninh với châu Âu.Ảnh: Skugal |
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố rút bớt quân đang đóng tại Đức – một động thái được nhận định sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương. Theo chỉ đạo, Bộ Quốc phòng Mỹ rút bớt số binh sỹ Mỹ đồn trú tại Đức từ 34.500 người xuống khoảng 25.000 người.
Sự hiện diện trực tiếp và thường xuyên của quân đội Mỹ trên lãnh thổ nước Đức không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở thỏa thuận song phương giữa hai nước mà còn là bộ phận quan trọng trong triển khai chiến lược của NATO từ thời còn Chiến tranh Lạnh đến nay. Vì thế, quyết định của Tổng thống Donald Trump dấy lên nhiều câu hỏi hoài nghi về sự thay đổi trong tính toán chiến lược của Washington, đặc biệt là những cam kết an ninh của Mỹ với châu Âu.
Phản ứng của dư luận Mỹ
Trong bài phát biểu, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo việc rút bớt quân tại Đức là bởi Berlin không chi tiêu đủ cho quốc phòng theo yêu cầu của NATO và mâu thuẫn thương mại giữa hai nước. Có vẻ như đây là một động thái “trừng phạt” của Mỹ dành cho Đức. Nhưng cách đáp trả này lại liên quan đến vấn an ninh của Washington.
Ngay sau khi một quan chức Chính phủ cấp cao yêu cầu giấu tên tiết lộ với truyền thông hôm 5/6 về việc Tổng thống Trump chỉ đạo Lầu Năm Góc rút 9.500 lính Mỹ đồn trú tại Đức, đồng thời giới hạn lực lượng Mỹ tại quốc gia Tây Âu này ở mức 25.000, chính giới Mỹ đã lên án động thái của ông chủ Nhà Trắng.
Tuần trước, 22 thành viên đảng Cộng hòa tại Ủy ban Quân lực Hạ viện đã gửi thư cho ông Trump để bày tỏ sự quan ngại về kế hoạch rút quân này. Các nghị sỹ này tin rằng những bước đi như vậy sẽ gây tổn hại đáng kể tới an ninh quốc gia của Washington cũng như củng cố vị thế của Nga theo hướng gây bất lợi cho Mỹ. Các nghị sỹ cũng cho rằng việc đồn trú của binh sỹ Mỹ tại Đức kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã giúp ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác và quan trọng nhất đã khiến nước Mỹ trở nên an toàn hơn. Hạ nghị sỹ Mac Thornberry, thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa tại Ủy ban Quân lực Hạ viện, cũng đã viết bài đăng trên Nhật báo Phố Uôn (The Wall Street Journal) để cảnh báo về những hậu quả của việc rút quân Mỹ khỏi nước Đức.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện James Inhofe, cho rằng việc giảm lực lượng Mỹ tại Đức là một ý tưởng tồi tệ tới mức ông không thể tin Tổng thống Trump sẽ ra lệnh làm điều đó.
Theo chuyên gia bình luận Andreas Kluth của Bloomberg, thời gian qua, lãnh đạo các nước Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đã kết luận rằng sự hậu thuẫn của Mỹ hiện không còn mang tính nguyên tắc nữa mà là có đi có lại. Do vậy, đã đến lúc các nước cần tính đường khác. Khi Mỹ không còn đứng ra "bảo kê", khái niệm phương Tây như một hệ tư tưởng sẽ không còn tồn tại, dẫn đến bất ổn và lo lắng trên toàn cầu.
Trái lại, những người ủng hộ quyết định của ông Trump, cho rằng việc Mỹ rút bớt quân khỏi Đức là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Ông William Ruger, chuyên gia Tổ chức Charles Koch, có trụ sở tại bang Virginia, nhận định việc giảm bớt các lực lượng Mỹ tại châu Âu sẽ thúc đẩy các nước tăng cường chia sẻ gánh nặng và khuyến khích các đồng minh châu Âu giàu có đảm nhận trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh của chính họ, trong bối cảnh Mỹ đang phải đối mặt với những nhu cầu cấp bách ở trong nước và nhiều nơi khác trên thế giới.
Tổn thất với Đức và chiến lược an ninh trong NATO
Việc Mỹ rút quân tại Đức không chỉ là chuyện song phương mà còn liên quan đến chiến lược chung của cả NATO.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo việc cắt giảm gần 10.000 quân Mỹ đồn trú tại Đức là một bước đi nữa cho thấy quan hệ đồng minh giữa Mỹ và các nước châu Âu trong nội bộ NATO tiếp tục rạn nứt nghiêm trọng kể từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền. Có một số khía cạnh cần phải nói rõ hơn trong bước đi này của Mỹ. Thứ nhất, việc Mỹ cắt giảm quân số tại Đức không phải là điều gì mới mẻ. Từ sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Mỹ đã liên tiếp có các đợt cắt giảm quân số tại Đức. Vào năm 2006, Mỹ có khoảng 72.000 quân tại Đức thì đến 2018, con số này đã giảm một nửa, chỉ còn khoảng 34.000. Vì thế, về mặt quân sự, đợt cắt giảm quân số lần này không phải là điều gì quá bất ngờ.
Điều đáng bàn ở đây là về khía cạnh chính trị và an ninh. Liệu việc Mỹ rút bớt quân có làm tổn hại đến an ninh của Đức hay không? Câu trả lời dĩ nhiên là có nhưng không phải quá lớn. Đa số người dân Đức, ngoại trừ các thị trấn nơi Mỹ đóng quân, không quá coi trọng các căn cứ quân sự Mỹ tại Đức.
Như theo cuộc thăm dò dư luận của Trung tâm nghiên cứu Pew hồi tháng 9/2019, chỉ có 15% người Đức coi các căn cứ quân sự Mỹ là quan trọng, còn 45% coi là không quá quan trọng, thậm chí là không có chút quan trọng nào. Về mặt an ninh, các căn cứ quân sự Mỹ tại Đức phục vụ lợi ích an ninh của Mỹ và NATO nhiều hơn là Đức bởi đây là nơi cho phép Mỹ thực hiện nhiều chiến dịch tác chiến quan trọng ở Nam Âu, Trung Đông, cũng như cho phép Mỹ và NATO duy trì sự răn đe chiến lược với Nga.
Tất nhiên, tác động lớn hơn của việc Mỹ rút quân Đức đó là về mặt chiến lược. Nó đào sâu hơn mâu thuẫn giữa Mỹ và các đồng minh NATO tại châu Âu, đặc biệt lại là một cường quốc như Đức, và có thể sẽ đẩy mạnh xu hướng tự chủ, ly khai mà Đức và Pháp đang tiến hành vài năm qua. Đức là một cường quốc kinh tế, có nội lực vững vàng nên luôn đủ sức tự bảo đảm an ninh cho mình. Tổn thất cụ thể nhất với Đức sẽ là về mặt kinh tế bởi nền kinh tế của rất nhiều thị trấn ở Đức dựa hoàn toàn vào số quân Mỹ và gia đình các quân nhân này.
Đối với NATO thì việc này sẽ tạo ra một môi trường bất an, nhiều rủi ro hơn do không ai biết hướng đi tương lai ra sao và Mỹ, với tư cách nước đứng đầu NATO, sẽ định làm gì tiếp theo. Với Mỹ, đây cũng có thể sẽ là một tổn thất nếu Mỹ vẫn muốn duy trì sự hiện diện và ảnh hưởng tại châu Âu để ngăn chặn và bao vây Nga. Nhưng, cũng như nhiều nhà phân tích đã chỉ ra, đây có thể là một bước đi nữa trong chủ nghĩa tân biệt lập mới của Mỹ, khi Mỹ hướng sự ưu tiên của mình sang các khu vực khác trên thế giới, như châu Á, và do đó phải giảm bớt mối quan tâm cũng như chi phí an ninh của mình tại châu Âu.
Quan hệ đồng minh bị đặt dấu hỏi
Mỹ là quốc gia có nhiều sự hiện diện quân sự ở nước ngoài nhất. Việc rút bớt quân ở địa bàn quan trọng như Đức làm dấy lên câu hỏi liệu có làm thay đổi cam kết của Tổng thống Donald Trump đối với các thỏa thuận hợp tác lâu nay với các đồng minh châu Âu hay không.
Tuyên bố giảm mạnh số quân Mỹ ở Đức mà ông Trump vừa đưa ra sẽ không thay đổi nhiều cam kết hợp tác lâu nay giữa Mỹ với đồng minh châu Âu nói chung. Đây dường như chỉ là “chiêu trò” của Washington nhằm giành lợi thế trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới với Berlin. Thực tế là quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra và xuất phát từ chính lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, nhiều khả năng Chính quyền Trump sẽ tái bố trí lực lượng rút khỏi Đức sang một nước thành viên NATO khác.
Số liệu thống kê chính thức của Lầu Năm Góc cho thấy, tính đến ngày 31/3, có gần 35.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại Đức, nhưng con số đó có thể tăng đột biến lên 52.000 vào thời điểm luân chuyển quân hoặc diễn ra tập trận. Quân đội Mỹ hiện có một số cơ sở quan trọng tại Đức, bao gồm Căn cứ Không quân Ramstein, được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động ở châu Phi và Trung Đông; Trung tâm y tế khu vực Landstuhl, một bệnh viện quân đội lớn để điều trị cho binh sỹ được chuyển đến từ chiến trường Afghanistan và các vùng chiến sự khác. Các cơ sở huấn luyện lớn cũng đặt tại Đức, như Bộ Tư lệnh châu Âu và Bộ Tư lệnh châu Phi.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ tổ chức ngày 15/6, Đại sứ Đức tại Mỹ Emily Haber, không chỉ trích quyết định của ông Trump, nói rằng Mỹ đã sử dụng sự hiện diện quân sự của mình ở Đức để bảo vệ 30 thành viên NATO, sức mạnh của Mỹ tại châu Phi và các khu vực xa xôi khác. Theo bà Haber, đây không chỉ là vấn đề an ninh xuyên Đại Tây Dương, mà còn là vấn đề an ninh của Mỹ.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, phía Mỹ đã nói rõ rằng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra liên quan tới cách thức và thời điểm rút quân khỏi Đức. Chủ đề này sẽ được thảo luận trong cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng NATO hai ngày tới. Theo Tổng Thư ký NATO, dù đây là thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Đức, song nó cũng liên quan đến Khối, do vậy ông đã thảo luận với Tổng thống Donald Trump và phía Đức về vấn đề này. Ông Stoltenberg cũng bác bỏ lập luận cho rằng liệu thời điểm công bố rút quân của ông Trump có bất kỳ liên quan nào tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Về phần mình, Đại sứ Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchison, cũng nói rằng bà đã không biết về các bước chuẩn bị cho bất kỳ đợt rút quân nào khỏi Đức và kế hoạch thực sự vẫn chưa diễn ra. Đồng thời, bà Hutchison mô tả Đức là một “đối tác tốt” của Mỹ trong NATO, và không nên nghĩ rằng có bất kỳ sự “chia lìa” nào giữa Mỹ với châu Âu và Đức.
Tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Ba Lan, bà Georgette Mosbacher, cho biết một thỏa thuận về tăng cường binh sỹ Mỹ tại Ba Lan sẽ sớm được công bố và số lượng có thể lớn hơn so với kế hoạch ban đầu. Theo bà Mosbacher, Tổng thống Trump và Tổng thống Ba Lan có cùng tầm nhìn về vấn đề này. Ba Lan hiện là một trong số các nước thành viên NATO có chi phí quốc phòng đáp ứng mức trần 2% như đòi hỏi của ông Trump.
Mặc dù quan hệ Đức - Mỹ vẫn có ý nghĩa quyết định trong mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương nhưng triển vọng gỡ bỏ khúc mắc sẽ ngày càng trở nên mong manh, nhất là sau những động thái gây căng thẳng vừa rồi. Một chuyên gia từng nói rằng, điều làm cho Mỹ trở nên mạnh mẽ là sức mạnh kinh tế và quân sự, nhưng điều làm Mỹ trở nên sự khác biệt so với các cường quốc khác là bởi sức mạnh của các liên minh và đồng minh. Nếu Mỹ đánh mất hoặc làm suy yếu những mối liên minh này, sức mạnh của Mỹ cũng sẽ suy giảm. Lý thuyết này đang được soi chiếu trong mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh bên kia Đại Tây Dương.
(责任编辑:Cúp C2)
- Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- NA leader attends conference of southern localities’ people’s councils
- Hà Nội People’s Council approves resolutions on land, development
- PM sends sympathies to Myanmar leader over jade mine landslide
- Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- Foreign ministry warns over scam repatriation flights
- Việt Nam represented at virtual international conference of political parties
- Lao leaders pleased with progress, quality of Vietnamese
- Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- Chairman’s Statement of 36th ASEAN Summit
- Việt Nam’s Defence Ministry donates medical supplies to help Cuba combat COVID
- Kazakhstan Ambassador calls for deeper cooperation with Việt Nam
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- Việt Nam provides US$100,000 to China as flood and earthquake relief
- Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- Cần Thơ urged to become centre of Mekong Delta region by 2030
- Việt Nam reaffirms sovereignty over Spratly and Paracels islands
- Việt Nam enhances its role thanks to joining UNSC activities
- Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Việt Nam enhances its role thanks to joining UNSC activities