当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nhận định trận villarreal】Hướng về phía mặt trời

【nhận định trận villarreal】Hướng về phía mặt trời

2025-01-25 14:33:53 [Thể thao] 来源:Empire777

Ngọc Huyền - Hoàng Vũ - Bích Ngọc

BPO - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn,ướngvềphiacuteamặttrờnhận định trận villarreal hạn chế nhưng nhiều phụ nữ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn mạnh mẽ vươn lên, hòa nhập cộng đồng và sống có ích cho xã hội. Họ như những bông hướng dương luôn hướng về phía mặt trời…

SUY NGHĨ TÍCH CỰC VÀ LẠC QUAN

Sau một cơn bạo bệnh năm 4 tuổi, bà Trương Thị Phượng (SN 1971) ở khu phố Bình An, phường An Lộc, thị xã Bình Long đã vĩnh viễn mất đi ánh sáng bên mắt trái, thị lực mắt phải giảm gần 90%. Tuổi thơ bà sống trong sự tự ti, mặc cảm. Bao nhiêu khó khăn do ảnh hưởng từ đôi mắt khuyết tật bà đều nhớ rõ…

Dấu mốc quan trọng làm thay đổi cuộc đời bà là vào năm 2012, khi tham gia sinh hoạt tại Hội Người mù thị xã Bình Long. Ở đó, bà được động viên tinh thần, được học hỏi nhiều kiến thức bổ ích, được dạy nghề mát-xa và nhất là tinh thần lạc quan từ những hội viên đồng cảnh ngộ. “Được Hội Người mù thị xã hỗ trợ, tôi không còn mặc cảm như trước. Tôi thay đổi hoàn toàn suy nghĩ, sống tích cực hơn, cùng chồng vun vén tổ ấm hạnh phúc” - bà Phượng xúc động cho biết.

Bà Trương Thị Phượng mở dịch vụ mát-xa, bấm huyệt cho khách hàng nữ tại nhà

Từ nghề mát-xa, bấm huyệt học được, bà Phượng đã mở dịch vụ tại nhà. Bà cảm thấy hạnh phúc với nghề vì vừa hỗ trợ mọi người thư giãn, giữ gìn sức khỏe, vừa có thêm thu nhập hằng ngày. Bà còn tự tin đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm mô hình “Phụ nữ tự lực” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường An Lộc thành lập. Với cương vị này, bà hy vọng giúp sức cho gần 30 thành viên trong mô hình những điều bổ ích giống như bà đã được giúp đỡ trước đó. Bà Phượng cho hay, khi mình nhìn cuộc đời với tâm thế lạc quan thì cuộc đời sẽ nhẹ nhàng và an lạc.

“Năm 2020, gia đình tôi được các cấp, ngành, đoàn thể quan tâm xây dựng căn nhà tình thương khang trang, kiên cố. Các con được học hành đầy đủ, vợ chồng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, tôi có việc làm ổn định. Đó là hạnh phúc của đời tôi” - bà Phượng bộc bạch.

CÒN SỨC LÀ CÒN LAO ĐỘNG

68 năm qua, bà Trương Thị Măng ở khu phố Phú Sơn, phường An Lộc, thị xã Bình Long đã sống với một bên chân bị khuyết tật. Mặc dù đi lại hết sức khó khăn nhưng bà luôn cố gắng nỗ lực vươn lên bởi suy nghĩ, khi đã sống thì mình phải sống thật xứng đáng.

Bà Trương Thị Măng nhận may vá tại chợ Bình Long để mưu sinh

Ngày còn trẻ, bà Măng đi làm giúp việc ở TP. Hồ Chí Minh để có tiền trang trải cuộc sống. Tuổi “xế chiều”, bà về lại quê hương Bình Phước, tự học nghề may rồi đặt chiếc bàn máy may tại chợ Bình Long nhận sửa đồ cho khách kiếm sống qua ngày. Bà Măng chia sẻ: Dù đã lớn tuổi nhưng chừng nào không còn đủ sức thì tôi mới nghỉ ngơi. Hiện tôi còn đi lại được vẫn sẽ cố gắng làm việc. Công việc may vá phù hợp sức khỏe, tôi không muốn trở thành gánh nặng cho xã hội.

Nghị lực vươn lên của bà Măng khiến nhiều người cảm phục và giúp đỡ bà trong điều kiện có thể. Một tiểu thương cho bà đặt bàn máy may miễn phí ngay tại ki-ốt của họ; một người khác không chỉ mua giúp cơm trưa mỗi ngày mà còn chia sẻ thức ăn với bà. Tham gia mô hình “Phụ nữ tự lực”, bà được Hội LHPN phường An Lộc hỗ trợ 1 chiếc máy may mới để thuận tiện trong công việc… Tất cả sự hỗ trợ yêu thương ấy đã khiến bà vô cùng xúc động, ấm lòng.

Chị Nguyễn Thị Mộng Tuyền, Chủ tịch Hội LHPN phường An Lộc cho biết: Hội viên tham gia mô hình “Phụ nữ tự lực” đều là phụ nữ khuyết tật, đa số các chị hoàn cảnh rất khó khăn. Khi thành lập mô hình, Hội LHPN phường mong muốn tiếp thêm động lực để các chị cố gắng vượt qua khó khăn, vượt lên chính mình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và có điều kiện phát triển kinh tế ngày một tốt hơn.

VƯỢT LÊN SỐ PHẬN

Cuộc đời chị Triệu Thị Nghĩa (SN 1985, dân tộc Nùng) ở khu phố 5, phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài khá éo le. Cánh tay phải của chị bị teo dần sau một cơn sốt năm 3 tuổi. Đến tuổi cắp sách tới trường, chị lại nhường phần đi học cho các em bởi vì gia cảnh quá nghèo khó. Cuộc hôn nhân đầu tiên cũng chẳng suôn sẻ, sau khi ly hôn, chị rời Tuyên Quang vào Bình Phước mưu sinh.

Chị Triệu Thị Nghĩa cho rằng bán vé số là nghề chân chính và công việc lao động nào cũng đều đáng quý

Chị Nghĩa nhớ lại: “Những ngày đầu đến Bình Phước, không nơi nào nhận tôi vào làm việc, kể cả công việc chăn nuôi gà, vì họ nghĩ tay tôi yếu sẽ không lao động được. Cuối cùng, tôi gom tất cả số tiền còn lại, lấy vé số ở đại lý đi bán lẻ”. Chị quyết tâm vượt lên số phận từ nghề bán vé số vì cho rằng “chỉ cần làm ra đồng tiền chân chính thì nghề nào cũng đáng quý”.

Chị Nghĩa chia sẻ: “Tôi luôn nghĩ, có người bị liệt hai chân không đi được, còn tôi chỉ bị một tay, vẫn còn may mắn hơn những người khác nên càng phải cố gắng”. Với suy nghĩ ấy, chị luôn chăm chỉ làm việc, trung bình mỗi ngày bán được từ 400-500 tờ vé số. Cần mẫn, nghị lực vươn lên, sau 3 năm, chị đã dành dụm mua được mảnh đất “cắm dùi”. Rồi chị gặp và nên duyên với anh Nguyễn Văn Thái. Vợ chồng chị chung lưng đấu cật làm ăn, xây được căn nhà khang trang và có với nhau con gái 3 tuổi. Chị Nghĩa cũng có điều kiện đón con gái ngoài quê vào ở cùng.

Thời gian qua, chị tích cực tham gia sinh hoạt tại Câu lạc bộ “Phụ nữ khuyết tật tự lực” TP. Đồng Xoài. Chị đã nhiều lần đại diện thành phố tham gia hội thao người khuyết tật tỉnh Bình Phước và giành huy chương ở nội dung chạy bộ. Dịp lễ, tết, chị được các cấp, ngành, đoàn thể thăm hỏi, tặng quà động viên. Những sự quan tâm ấy càng khiến chị quyết tâm vượt lên số phận, sống có ích cho xã hội.

Nếu chọn một loài hoa tượng trưng cho nghị lực vươn lên của người khuyết tật thì không loài hoa nào thích hợp hơn hướng dương. Dù trong môi trường sống thuận lợi hay khắc nghiệt, hướng dương vẫn luôn vươn về phía mặt trời. Trường hợp của bà Phượng, bà Măng, chị Nghĩa chỉ là 3 trong những tấm gương về nghị lực vươn lên của phụ nữ khuyết tật. Họ là minh chứng rõ ràng nhất cho việc “khi bạn sống tích cực với cuộc đời thì cuộc đời sẽ mỉm cười với bạn”.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读