Số tiền tăng bất thường Bà Nguyễn Lệ Toàn tại phố Cự Lộc (Thanh Xuân - Hà Nội) cho biết,ỗngdưngtiềnnướctănghàngtrămlầkeo goc bình thường gia đình bà chỉ trả khoảng vài chục ngàn đồng tiền nước sạch sinh hoạt đã dùng trong một tháng. Cụ thể, trong tháng 10/2013, tổng số tiền nước phải thanh toán theo hóa đơn chỉ là 66.532 đồng, tháng 11 là 47.980 đồng và tháng 12 là 33.586 đồng. Nhân viên Công ty Viwaco có "phù phép" số nước của người dân? Ảnh: N. NTuy nhiên, vào tháng 01/2014, thay vì nhận được hóa đơn tiền nước như mọi lần, lần này gia đình bà Toàn đã nhận được giấy nộp tiền nước đã sử dụng lên tới trên 12 triệu đồng. Điều này khiến bà Toàn và các con bức xúc, khiếu nại với Công ty CP đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) – đơn vị cung cấp nước sạch cho các hộ dân, trong đó có gia đình bà Toàn. “Trước đây số tiền nước trả công ty và số nước dùng hàng tháng của gia đình luôn ổn định, gần như không có sự đột biến nào và chỉ khoảng vài chục ngàn/tháng. Chính sự ổn định đó mà lâu nay gia đình cũng không quan tâm đến chuyện vài số nước của một tháng như thế nào. Thật bất ngờ vào tháng 11/2013, nhân viên Công ty Viwaco tới và nói kiểm tra, kiểm định đồng hồ. Trước khi thực hiện việc kiểm tra, kiểm định họ chẳng lập biên bản hiện trạng gì cả. Cho tới khi tháo lắp xong mới thực hiện chốt số, ghi biên bản kiểm tra và kiểm định”, bà Toàn cho biết. Theo anh Nguyễn Gia Hùng – Con trai của bà Toàn, mẹ anh hơn 70 tuổi rồi, mắt kém, chân chậm. Những người của Công ty Viwaco đến kiểm tra, kiểm định và gần như đã ép mẹ anh phải ký vào biên bản. Họ nói rằng: “các con đáng tuổi con cụ, cụ cứ ký đi, các con không lừa cụ đâu”. Tin người nên mẹ anh mới ký. “Trước những bất thường đó, tôi đã xem lại các giấy tờ và thấy rằng, ngày 15/11/2013, hóa đơn chốt số đồng hồ nước của gia đình là 1146. Nhưng không hiểu sao, sau khi nhân viên công ty kiểm tra, kiểm định ngày 21/11/2013, tức là chỉ sau 6 ngày, gia đình tôi với 3 người dùng nước, con số đã tăng lên là 2153, tức là lên 1107 số. Hơn nữa, dựa trên các giấy tờ, hóa đơn cho thấy, đồng hồ chỉ nhảy số hàng ngàn mà các số hàng trăm, hàng chục không nhẩy. Điều này cũng không rõ ràng vì để số hàng ngàn nhảy được thì các số hàng chục và hàng trăm phải ngảy trước”, anh Hùng cho biết. Cũng theo anh Hùng, nếu để thất thoát tối đa, nước cũng chỉ chảy được 22,5 m3 và cả 6 ngày, số nước thất thoát cũng chỉ hơn 100 m3. Nhưng con số mà đồng hồ và phía công ty báo lại, lên đến cả ngàn số. Điều đó là không thể chấp nhận được. “Ngày 22/02, phía Công ty ra thông báo do ông Cao Hải Tháp – Phó tổng giám đốc ký, yêu cầu gia đình nộp tiền và nếu không nộp ngay số tiền hơn 12 triệu đồng vào ngày 24/2 họ sẽ cắt nước”, anh Hùng cho biết thêm. Viwaco trả lời nước đôi Sáng ngày 24/2/2014, trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Namtrước thắc mắc của khách hàng về những vấn đề liên quan đến chiếc đồng hồ, số đo, số tiền hộ gia đình phải đóng và quy trình đi kiểm tra, kiểm định đồng hồ nước của nhân viên Công ty, bà Võ Thị Mai Anh – Phó giám đốc Ban Quan hệ khách hàng - Công ty Viwaco thừa nhận đó là một hiện tượng bất thường và phía Công ty sẽ tiến hành kiểm tra, làm rõ. Bà Mai Anh cho biết, phía nhân viên của Công ty này đã làm đúng quy trình. Theo yêu cầu của khách hàng, đồng hồ cũng đã được mang về Xưởng Cơ điện của Công ty để kiểm định và không có sự bất thường nào. Nói là còn giải quyết thấu đáo thắc mắc của người dân nhưng Viwaco lại có thông báo nếu không đóng tiền sẽ cắt nước. Ảnh: N. N Tuy nhiên khi PVđưa ra vấn đề, tại sao nhân viên của Công ty xuống kiểm tra, kiểm định không chốt số trong đồng hồ nước trước, rồi mới thực hiện tháo lắp mà chỉ lập biên bản và ghi lại thông số sau khi đã kiểm tra xong, có phải là làm đúng quy trình không? Bà Mai Anh cho biết, sẽ kiểm tra lại quy trình đó. Liên quan đến việc khách hàng cho biết công ty hối thúc nộp tiền và thông báo cắt nước nếu không đóng tiền, bà Mai Anh cho rằng, không có chuyện đó và sự việc vẫn đang trong quá trình giải quyết, khi nào có kết luận cuối cùng giữa hai bên mới có quyết định cắt nước hay không. Thế nhưng, khi PVđưa tiếp “Giấy báo ngừng cung cấp nước” do ông Cao Hải Tháp – Phó tổng giám đốc Công ty Viwaco ký và yêu cầu khách hàng nộp tiền, nêu không sẽ bị cắt nước, bà Mai Anh lại giải thích theo một kiểu khác. Còn về vấn đề số tiền, số nước tăng đột biến, có sự bất thường, trong khi đó, các tháng trước tháng 01/2014 và tháng 2/2014, số nước và số tiền lại không có sự biến động nào đáng kể, bà Mai Anh cho rằng công ty sẽ kiểm tra lại các quy trình kể cả là kiểm định lại đồng hồ đo nước ở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để có câu trả lời thỏa đáng. Ngoài ra, liên quan đến các số liệu mà PVquan tâm, trên hóa đơn giá trị gia tăng (tiền nước) Viwaco tính cho khách hàng chốt vào ngày 15/11/2013 ghi số nước là 1146 và ngày 16/12/2013 chốt số là 1153 nhưng trong biên bản kiểm tra và kiểm định đồng hồ đề ngày 21/11/2013, lại có số nước lệch tới 1.000 số và ở mức 2153. Điều này đặt ra câu hỏi, có sự tùy tiện nào của Viwaco trong việc xác lập số khối nước cho khách hàng không? Hay vì Viwaco cấp nước cho người dân và nếu không mua nước do Công ty này cung cấp, người dân sẽ chẳng có nước để dùng và cũng vì thế mà họ thích áp mức khối nước như thế nào cho khách hàng cũng được? Chất lượng Việt Namsẽ tiếp tục phản ánh trong các bài tiếp theo. Nguyễn Nam |