【bxh turkey】Tết bao nhiêu ngày, nghỉ hè thế nào cũng báo cáo Thủ tướng thì Bộ trưởng làm gì?
Đó là câu chuyện thực tiễn được nêu ra tại hội thảo khoa học phân quyền,ếtbaonhiêungàynghỉhèthếnàocũngbáocáoThủtướngthìBộtrưởnglàmgìbxh turkey phân cấp trong cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy do Bộ Nội vụ phối hợp với Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam tổ chức.
"Bộ trưởng hoạch định chính sách là cứ đẩy việc lên Thủ tướng"
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, phân cấp không phải phân chia theo chiều ngang mà theo chiều dọc. Phân cấp luôn gắn với phân quyền. Nếu phân cấp, phân quyền tốt giúp cho việc tinh giản được tổ chức và bộ máy.
Theo ông Hiển, quan trọng nhất hiện nay là phân quyền, nhất là quyền ban hành chính sách; quyền tổ chức về cán bộ; quyền tài chính - ngân sách; vấn đề tổ chức điều hành cũng phải phân quyền.
Bày tỏ đồng tình với quan điểm tăng cường phân quyền gắn với trách nhiệm, quyền càng cao, trách nhiệm càng lớn, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý phải kiểm soát quyền lực, trong đó quan trọng nhất là tự kiểm soát. Đây là “sức đề kháng”, là cái mà chúng ta yếu nhất.
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận nêu thực tế hiện nay mọi việc hầu như dồn lên Thủ tướng. Bộ trưởng hoạch định chính sách là cứ đẩy việc lên Thủ tướng, trong khi đó Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực thì phải là quyền của họ.
“Ngày xưa khi làm Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Chính phủ, chúng ta còn phân định Chính phủ có 9 nội dung phải thảo luận tập thể quyết định theo đa số. Còn lại là quyền của Bộ trưởng. Hiến pháp quy định Bộ trưởng ban hành văn bản và quản lý theo ngành, lĩnh vực và có giá trị trên thực tế”, ông Thuận nói.
Nhưng theo ông Thuận, thực tế hiện có tình trạng nếu không có thông tư liên tịch là "quân lính" của các bộ khác không thực hiện.
“Lúc anh Vũ Văn Ninh làm Bộ trưởng Tài chính, tôi nêu ý kiến phản đối thông tư liên tịch của các anh ấy. Anh Ninh bảo, nói thật với bác, nếu không có thông tư liên tịch liên quan đến tài chính, không có chữ ký của Bộ Tài chính, là quân em không thực hiện”, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật dẫn chứng.
Ông Thuận nhận định, cán bộ của chúng ta chỉ chấp hành lệnh của thủ trưởng mình, mà không chấp hành lệnh của Bộ trưởng khác.
"Bây giờ có tình trạng nghỉ Tết bao nhiêu ngày Bộ trưởng cũng báo cáo Thủ tướng, thi môn gì Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo cũng báo cáo Thủ tướng, nghỉ hè thế nào cũng báo cáo Thủ tướng, thế Bộ trưởng làm gì?”, ông Thuận đặt vấn đề.
Còn phân quyền giữa Trung ương và địa phương, ông Thuận chỉ ra 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là Trung ương quản lý hoàn toàn. Nhóm thứ hai là vừa trung ương, vừa địa phương đều quản lý. Nhóm thứ ba còn lại là của địa phương quản.
Chẳng hạn như quốc phòng, ngoại giao và an ninh là Trung ương dứt khoát phải quản lý. Ngoài ra Trung ương vẫn phải quản về đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản.
“Ngày xưa quản rất chặt về đất nông nghiệp, phải xin ý kiến Chính phủ, sau này chúng ta thả cho địa phương nên hàng loạt người vào tù là vì thế”, ông Thuận cảnh báo.
Với nhóm vừa Trung ương vừa địa phương quản như ngày xưa có lĩnh vực giáo dục, cấp đại học là Trung ương quản lý, địa phương chỉ quản lý từ cấp 1, 2, 3. Bây giờ tỉnh nào cũng có đại học, ngành nào cũng có đại học.
“Những câu chuyện đó phải phân từng cái một chứ không thể cái gì cũng là Bộ trưởng nghiên cứu trình Thủ tướng quyết định”, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói.
Nguyên Bộ trưởng NN&PTNT: Xin được vắc xin thì dịch đã lan rộng
Ông Cao Đức Phát, nguyên Phó Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bộ trưởng NN&PTNT cho rằng, vấn đề lớn đầu tiên đó là phân cấp giữa Nhà nước và thị trường. Có chỗ Nhà nước làm thay thị trường nên kém hiệu quả và tham nhũng.
“Ví dụ thuế đất theo quy định về dân sự đã giao cho người này một miếng, người kia một miếng nhưng muốn trao đổi với nhau thì phải đến xin phép, khi giao đất lại làm thủ tục chuyển tên, rất nhiều loại thủ tục, tự mình đẻ ra việc.
Tiếp đến là phân cấp giữa Nhà nước và nhân dân, những gì để cho dân làm thì thực hiện các thể chế dân chủ, Nhà nước không nên ôm hết.
Phân cấp thứ 3 là trong nội bộ từng cấp. “Giữa Chính phủ và các Bộ, tại sao Bộ trưởng cứ đưa mọi thứ lên Thủ tướng. Bởi vì, nếu Bộ trưởng ký một quyết định về chiến lược nào đó thì không đi theo tiền và nhân lực để làm.
Vì Bộ trưởng ký mà không có tiền để làm nên cứ phải đưa lên Thủ tướng ký thì mới giao trách nhiệm cho các bộ. Bộ Tài chính lo tiền, Bộ Kế hoạch & Đầu tư phải đảm bảo nguồn lực… thì mới có hiệu lực.
“Tôi làm Bộ trưởng NN&PTNT, có dịch xảy ra cần vắc xin dập dịch, khi dịch lan ra thì Bộ trưởng NN&PTNT chịu trách nhiệm nhưng vắc xin lại nằm trong quỹ dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý. Tôi phải làm thủ tục đi qua nhiều tầng nấc để xin vắc xin, 2 - 3 tuần sau vắc xin về thì dịch đã lan rộng ra”, ông Phát nêu.
Ngoài ra, ông Phát cũng nêu vướng mắc, theo quy định Bộ trưởng không được chi quá 1 tỷ. Thực tế nhiều việc lặt vặt vài trăm triệu vẫn phải làm thủ tục "xin" Bộ trưởng Tài chính.
Chưa hết, ông Phát nêu thực tế phân quyền giữa các bộ hiện nay còn chồng chéo nhau. “Một con bò sữa thôi 3 bộ quản lý. Bộ NN&PTNT quản lý con bò, Bộ Công Thương quản lý chế biến và giá, Bộ Y tế quản lý thức ăn (sữa bò) nhưng cuối cùng vẫn có vấn đề xảy ra”, nguyên Bộ trưởng NN&PTNT nêu vướng mắc.
"Bộ máy đông quá, dân không chịu nổi"
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh, muốn tinh gọn bộ máy, giảm biên chế thì phải phân cấp, phân quyền. Tinh giảm là gấp rút rồi, bộ máy đông quá, dân không chịu nổi.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Galaxy S22 Ultra lộ chi tiết thông số kỹ thuật
- ·Nữ tài xế ngủ gật gây ra tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc
- ·Hà Nội xử phạt 965,5 triệu đồng trong lĩnh vực thông tin điện tử và mạng xã hội
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2022
- ·Yamaha ra mắt hệ thống phân phối xe phân khối lớn chính hãng Revzone Yamaha Motor
- ·Thương vụ tỷ đô chấn động thị trường hàng không Việt?
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Đưa doanh nghiệp thực phẩm chức năng vào “quỹ đạo”
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Ngành gỗ vững tiến
- ·Microsoft sẽ cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây từ đáy biển
- ·Vinamilk đầu tư 4.000 tỷ vào Cần Thơ và ký kết thỏa thuận hợp tác với Nông trường Sông Hậu
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Nộp thuế XNK điện tử qua Internet Banking Agribank
- ·Tương lai của Lexus không kéo dài từ quá khứ huy hoàng
- ·Điện thoại xa xỉ XOR ra mắt phiên bản vàng giới hạn dịp Tết Nhâm Dần
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Doanh nghiệp nói gì về việc thuốc tim mạch có nguy cơ gây ung thư bị thu hồi?