Nhận đơn hàng đến 2020
Theànhgỗvữngtiếkết quả u19 câu lạc bộ châu âuo Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 5/2018 ước đạt 700 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu chung trong 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một số chính sách thương mại của Mỹ hiện nay.
Ba thị trường xuất khẩu chính của ngành gỗ Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu vì DN Hoa Kỳ chỉ sản xuất gỗ xẻ, không chế biến ra các sản phẩm gỗ như Việt Nam. Thêm vào đó, do đã có nhiều năm hợp tác với các DN Hoa Kỳ, nên dù có nhiều chính sách bảo hộ, kiểm dịch và yêu cầu giải trình nhưng nhìn chung, các DN gỗ Việt Nam vẫn đủ khả năng đáp ứng thị trường.
Trong khi đó, tại thị trường Nhật Bản, theo số liệu từ Hải quan nước này, trong 3 tháng đầu năm 2018, trị giá và lượng nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều giảm. Nhưng nước này lại tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam cả về lượng lẫn trị giá. Đây là tín hiệu rất tích cực đối với mặt hàng gỗ nội thất Việt Nam tại thị trường này. Tại thị trường EU, sản phẩm gỗ Việt Nam đáp ứng khá tốt thị hiếu người dùng khu vực này. Bằng chứng là xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang EU đã liên tục tăng từ năm 2015 tới nay. Nhu cầu khu vực này rất lớn nhưng thị phần Việt Nam còn đang ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 14,6% nên dư địa để phát triển ở thị trường này còn rất lớn.
Theo HAWA, ngoài những thuận lợi về thị trường như đã nêu trên thì các thông tin về thị trường, chi tiêu tiêu dùng, hoạt động bất động sản tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu chính của ngành gỗ là một trong những yếu tố thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo HAWA, qua trao đổi với các DN hội viên, nhiều DN cho biết đã nhận đủ đơn hàng trong năm 2018 ngay từ cuối năm 2017. Thậm chí có nơi đã có đơn hàng đến 2020. Tiêu biểu như Công ty Scansia Pacific đã nhận đủ đơn hàng đến hết năm nay. Thậm chí, dù đã tăng mạnh tới 25% trong năm 2017, nhưng lượng đơn hàng của Scansia Pacific hiện cũng đã tăng tới 30% so với năm 2017. Do đó, lãnh đạo công ty cho hay, hiện công ty không lo thiếu đơn hàng mà chỉ lo sản xuất không kịp tiến độ để giao cho khách hàng.
Ông Nguyễn Liêm, Tổng giám đốc Công ty Lâm Việt ước tính, lượng đơn hàng đã nhận trong năm 2018 của Lâm Việt tăng trưởng khoảng 12 – 15% so với năm trước. Nhờ đó, doanh thu của công ty dự kiến sẽ tăng khoảng 20%.
Không chỉ “sáng” ở các thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa của ngành gỗ cũng được dự báo khá lạc quan. Bởi tiêu dùng đồ gỗ thường có xu hướng song hành với bất động sản. Trong khi 2 năm vừa qua, tình hình bất động sản đã khởi sắc trở lại và đến cuối năm 2017, nhiều dự án đã bắt đầu đi vào hoàn thiện, theo đó năm 2018 hứa hẹn sẽ là năm sôi động của tiêu dùng đồ gỗ.
Theo HAWA, DN Việt Nam hiện không chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm mà còn bán cả không gian sống, bán cả trí tuệ cho khách hàng. Điều này thể hiện ở những công trình đẳng cấp 5 sao đã được thi công ở trong nước thời gian qua như Park Hayatt, Gem Center… Điều đó cho thấy, bên cạnh việc xuất siêu thì ngành gỗ Việt Nam đã có thể kiểm soát được cả thị trường trong nước. Trong khi đó, ở nước ngoài, DN Việt Nam cũng được lựa chọn thi công nhiều công trình đẳng cấp tương tự như khách sạn 6 sao Rosewood Phnom Penh Hotel tại Campuchia, khách sạn 5 sao Park Hyatt st Kitts and Nevis tại Caribbean.
“Khát” không gian triển lãm
Dù đang đứng trước cơ hội tăng trưởng rất tốt, nhưng điều mà các DN ngành gỗ trăn trở chính là việc thiếu một không gian triển lãm xứng tầm để các DN có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng cũng như bạn bè quốc tế. Bởi lẽ triển lãm là kênh quảng bá có hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất nên luôn thu hút được rất nhiều DN tham gia, đặc biệt là các triển lãm quốc tế để xuất khẩu đi nước ngoài. Sau 11 năm tổ chức triển lãm Vifa Expo của Việt Nam hiện đã vươn lên vị trí đứng đầu Đông Nam Á. Tuy nhiên, hạ tầng dành cho triển lãm tại TP.HCM hiện chỉ có duy nhất Trung tâm Trung tâm Triển lãm và hội nghị quốc tế Sài Gòn (SECC) nhưng lại có diện tích quá chật hẹp so với nhu cầu thực tế của DN. Hơn nữa, lịch triển lãm luôn trong tình trạng quá tải và các đơn vị luôn phải đăng ký trước hàng năm trời mới tới lượt tổ chức.
Theo các DN, Nhà nước có thể nghiên cứu ứng tiền đầu tư xây dựng một trung tâm triển lãm có quy mô ít nhất 60.000 - 80.000 m2 trưng bày, sau đó cho các DN đấu thầu để khai thác lại trung tâm này và trả lại tiền cho Nhà nước trong một khoảng thời gian hợp lý. Như vậy, Nhà nước sẽ không mất tiền vốn bỏ ra mà ngược lại còn có thể thu thuế một cách bền vững từ sự phát triển của DN.
Thực tế, thời gian qua, ngoài những triển lãm trong nước, các DN đồ gỗ Việt Nam còn tham gia nhiều triển lãm quốc tế tại Trung Quốc, Hoa Kỳ… Tuy nhiên, hiệu quả từ việc tham gia các triển lãm ở nước ngoài không bẳng triển lãm trong nước. Bởi lẽ triển lãm trong nước có chi phí thấp hơn, việc chuyên chở sản phẩm từ nhà máy tới địa điểm triển lãm có cự ly ngắn nên ít tốn chi phí hơn. Tham gia triển lãm trong nước còn có ưu thế là các DN nước ngoài khi tới xem các mặt hàng tại triển lãm có thể đặt lịch hẹn và tới thăm trực tiếp trụ sở hoặc nhà máy của DN, theo đó, 95% đơn hàng sẽ về tay DN. Trong khi ở nước ngoài, DN phải tốn tiền rất nhiều, sản phẩm mang đi bị hạn chế, người cũng hạn chế...
Do đó, việc xây dựng một trung tâm triển lãm đủ lớn ở trong nước vẫn là yêu cầu cấp bách hiện nay của các DN. Được biết, trong quy hoạch hạ tầng thương mại đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của TP.HCM, bên cạnh việc mở rộng SECC thêm 1,2 ha, nâng quy mô của trung tâm này lên 11,8 ha, thành phố cũng sẽ xây dựng thêm 2 khu triển lãm quốc tế tại Thủ Thiêm – quận 2 (quy mô 8,3 ha) và tại Khu đô thị Cảng Hiệp Phước – Nhà Bè (quy mô 30 ha). Tuy nhiên, đây mới chỉ là kế hoạch trên giấy và các DN có lẽ sẽ phải chờ một thời gian khá lâu để có thể thực sự có một không gian triển lãm quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu giới thiệu sản phẩm tới các đối tác nước ngoài.