【bd tl anha】Cấp thiết giải quyết việc làm cho lao động về địa phương

Báo Cà Mau(CMO) Để kịp thời triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, chiều ngày 12/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, xã triển khai Nghị quyết số 126 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 33 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời cung cấp thông tin giúp người lao động sớm tiếp cận thị trường lao động, tìm kiếm việc làm phù hợp.

Nghị quyết số 126/NQ-CP và Quyết định 33/2021/QĐ-TTg nới lỏng điều kiện nhận hỗ trợ, như thay đổi điều kiện mức giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ 15% xuống 10% để được dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; nới lỏng điều kiện vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất.

Bổ sung thêm nhiều trường hợp hộ kinh doanh được nhận hỗ trợ một lần là 3 triệu đồng/hộ, gồm có: hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp...

Bên cạnh đó, bổ sung thêm đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật (thay vì chỉ đối tượng trẻ em được hỗ trợ như quy định cũ) được hỗ trợ thêm một lần mức 1 triệu đồng/người trong thời gian điều trị do nhiễm Covid-19 hoặc cách ly y tế.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh.

Ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho biết: “Thực hiện Nghị quyết số 68, tỉnh Cà Mau đã chi hỗ trợ cho hơn 230 ngàn đối tượng, với số tiền trên 267,3 tỷ đồng. Căn cứ theo điều chỉnh mới, nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh trước đây còn vướng thủ tục, điều kiện, thì nay có cơ hội tiếp cận được nguồn hỗ trợ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, góp phần vực dậy và phục hồi sản xuất kinh doanh nhanh hơn”.

Xoay quanh các điều chỉnh mới, tại hội nghị, đại biểu các huyện đề xuất Sở LĐ-TB&XH tham mưu UBND tỉnh ban hành các hướng dẫn cụ thể từng trường hợp được sửa đổi, bổ sung để các địa phương căn cứ thực hiện chặt chẽ. Khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm cần có văn bản gửi về địa phương để huyện nắm rõ yêu cầu, số lượng, triển khai kịp thời cho lao động...

Bà Quách Thanh Thoảng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm, thông tin, tổng số lao động trở về địa phương nhu cầu cần tạo việc làm trên 54.800 người, trong đó lao động tự tìm được việc làm trên 9.000 người. Toàn tỉnh cần giải quyết việc làm cho trên 45.600 lao động. Qua rà soát nhu cầu tuyển dụng, trong tỉnh có 23 doanh nghiệp đăng ký tuyển hơn 4.800 lao động; ngoài tỉnh có 336 doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển mới hơn 34.500 lao động.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, chia sẻ với sự vất vả, áp lực của các địa phương khi vừa thực hiện công tác phòng, chống dịch vừa đảm bảo an sinh xã hội, các công việc đều đòi hỏi phải nhanh.

“Việc triển khai Nghị quyết 126 và Quyết định 33, trên tinh thần khó đến đâu gỡ đến đó. Sở sẽ tham mưu trình UBND tỉnh có hướng dẫn cụ thể từng đối tượng được điều chỉnh, bổ sung. Vấn đề cấp thiết hiện nay là giải quyết việc làm cho lao động trở về địa phương”, ông Nguyễn Quốc Thanh cho biết.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH lưu ý các địa phương cần khẩn trương rà soát nhu cầu việc làm của lao động để có hướng đề xuất, giải quyết. Trung tâm Dịch vụ việc làm đẩy nhanh việc kết nối với doanh nghiệp ngoài tỉnh, để lao động trở lại làm việc. Xoay quanh việc này, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nhấn mạnh, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể cần vào cuộc động viên tinh thần, để người lao động ổn định tâm lý, yên tâm trở lại làm việc./.

 

Mộng Thường

 

Cúp C2
上一篇:Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
下一篇:Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng