【kết quả giải la liga tây ban nha】Sức mạnh của yêu thương
时间:2025-01-11 04:01:00 出处:Cúp C2阅读(143)
Đối với người khuyết tật,ứcmạnhcủayuthươkết quả giải la liga tây ban nha gia đình không chỉ là mái ấm thuần túy, mà đó là chỗ dựa vững chắc để họ có niềm tin, động lực vượt qua những khó khăn, bệnh tật, đây cũng chính là mấu chốt giúp họ hòa nhập cộng đồng.
Người khuyết tật trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của gia đình và cộng đồng xã hội.
Vừa lãnh tiền trợ cấp bảo trợ xã hội cho con xong, bà Trần Thị Hồng Kiên, ở ấp 5, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, vội đi về nhà, bởi hôm nay chồng bà đi làm, trong nhà chỉ có người con gái út và người con trai thứ hai bị khuyết tật từ nhỏ. “Chí Linh là con trai thứ hai của vợ chồng tôi, bị khuyết tật từ nhỏ, mọi người nói nó bị chất độc da cam. Năm nay nó 23 tuổi rồi, chứ có nhỏ gì đâu. Bằng tuổi nó người ta đi làm phụ cha phụ mẹ, thậm chí có vợ, có con. Đằng này nó lại bị như vậy, chuyện ăn uống sinh hoạt cá nhân còn chẳng biết nữa...”, bà Kiên bộc bạch.
Anh Chí Linh mỗi lần thấy người lạ cứ la ú ớ, anh được gia đình cột lại, nếu không cột anh Chí Linh sẽ đi lung tung, quậy phá. Nhìn người con đáng thương, bà Kiên bộc bạch: “Sinh con ra ai cũng mong con lành lặn, khỏe mạnh, con mình không may bị như thế này, lúc đầu bà con lối xóm cũng dị nghị, vợ chồng tôi cũng buồn lắm”.
Hoàn cảnh gia đình bà Kiên khó khăn, không ruộng vườn, chồng bà đi làm thuê làm mướn, còn bà ai thuê mướn gì cũng làm. Những hôm anh Chí Linh co giật, khó ngủ, vợ chồng bà thức trắng đêm lo cho con. Hay những lúc anh ăn uống không ngon, ông bà cũng khôn nguôi lo lắng. Dẫu cuộc sống khó khăn, phải vất vả lo miếng cơm, manh áo hàng ngày nhưng gia đình luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm rất nhiều cho anh... “Chúng tôi chỉ làm được bấy nhiêu để bù đắp những thiệt thòi mà con đang phải gánh chịu. Chí Linh phải chịu khuyết tật như vậy cả đời rồi”, bà Kiên cho biết.
Đồng cảnh ngộ, bà Dương Thị Bé Hai, ở ấp 3A, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, đã dành tình yêu thương lớn cho đứa cháu ngoại đáng thương không may bị khuyết tật - Nguyễn Thị Ngọc Diệp. Nhìn dáng vẻ bên ngoài của Diệp nếu bà Hai không nói, mọi người cũng khó nhận ra Diệp là trẻ khuyết tật. Ôm Diệp vào lòng, bà Hai bảo rằng, khi mới sinh ra Diệp cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, lên hai, ba tuổi em chẳng nói chuyện. Đã 12 tuổi nhưng có lúc Diệp nói chuyện bà Hai nghe được, có lúc không, nhiều khi em nói những gì mà bà cũng không biết được. Bà Hai chia sẻ: “Tôi phải ở nhà giữ con Diệp suốt, nhà gần lộ, xe cộ qua lại nhiều mà cháu nó có biết gì đâu. Phía sau nhà thì kênh, mương, chỉ cần tôi lơ là một chút thì nó lại chạy ra phía sau”.
Nhìn đứa cháu gái đáng thương, trái tim người bà như thắt lại. Theo bà Hai, cha mẹ Diệp đi làm ăn xa để lo kế mưu sinh, em sống cùng bà từ nhỏ đến nay. Thấy mấy cháu hàng xóm bằng tuổi Diệp đi học, đi chơi, rồi nhìn thấy Diệp như vậy, bà Hai ứa nước mắt, vì thế bà luôn dành hết tình yêu thương như muốn bù đắp nỗi bất hạnh cho cô cháu gái này. “Tôi cũng khó khăn nên thỉnh thoảng mới mua thịt cho nó ăn, bữa nào có thịt nhìn con Diệp ăn ngon lành. Thấy cháu vậy, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng, chứ biết làm sao hơn”, bà Hai bộc bạch.
Bà Hai luôn dành sự yêu thương vô bờ cho Diệp.
Nói làm sao hết những thiệt thòi mà trẻ bị khuyết tật phải gánh chịu, với những em bị khuyết tật nặng các em không thể vui đùa, không được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Thậm chí các em không thể tự phục vụ mà cần phải có người chăm sóc. Như trường hợp của em Đỗ Chí Tài, ở ấp 8, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Năm nay, Tài đã bước qua tuổi 12 nhưng em không thể tự vệ sinh cá nhân, em cũng không đến trường được. Ngày ngày bà Nguyễn Thị Nương (mẹ của Tài) vẫn luôn lo lắng cho em từ chuyện ăn uống đến tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Mỗi ngày thấy Tài lớn lên, bà Nương xem đó là niềm hạnh phúc và qua trò chuyện, không nghe bà than thở, phàn nàn gì về Tài.
Người thân của người khuyết tật chính là những người đặc biệt, là người chăm sóc họ bất kể ngày đêm, tìm mọi phương pháp chữa bệnh để người khuyết tật được mạnh khỏe, lẳng lặng bỏ qua những điều dị nghị từ người đời. Nước mắt của người mẹ, nỗi khổ của người cha có con là người khuyết tật không phải ai cũng thấy. Họ luôn khát khao một ngày nào đó con mình sẽ được sống một cuộc đời tốt đẹp và họ sẽ làm tất cả những gì để giảm bớt những thiệt thòi mà con phải chịu.
Chính tình yêu thương vô bờ bến ấy sẽ dần lấp đầy khoảng trống, khoảng thiếu hụt với những người kém may mắn. Đó là “điểm tựa” để người khuyết tật cảm nhận được sự thương yêu, chăm sóc của gia đình, từng bước vượt qua chính mình, khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống...
Thực hiện các chính sách hỗ trợ dành cho người khuyết tật kịp thời
Theo bà Võ Thị Mỹ Trang, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian qua ngành luôn thực hiện các chính sách hỗ trợ dành cho người khuyết tật kịp thời. Ngành tiếp tục rà soát, phân loại đối tượng bảo trợ xã hội nói chung, người khuyết tật nói riêng để thực hiện tốt việc trợ cấp, tránh bỏ soát đối tượng. Cùng với đó, tranh thủ vận động xã hội hóa, để hỗ trợ cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp mọi người vươn lên, ổn định cuộc sống… |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
猜你喜欢
- Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- Đường ống cấp nước sạch sông Đà lại vỡ, bao giờ sẽ có nước trở lại?
- TPHCM: 74 cây xanh có thể bị chặt để xây nhà ga metro
- Tin tức mới cập nhật ngày 9/8/2015: Hàng loạt chiến binh chống IS mất tích bí ẩn ở Syria
- 85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- Các trường quân đội và công an xét tuyển đại học 2015 như nào?
- Lùi thời gian trình Quốc hội dự thảo Luật Báo chí sửa đổi
- Năng suất chất lượng tăng vọt nhờ thay 90% nhân công bằng robot
- Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng