“Không có gì đáng ngại”
Theo số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN, quý I-2016 có 2.919 DN giải thể (tăng 13,8% so với cùng kỳ 2015), 8.026 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 44,7%) và 12.018 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể (tăng 13,1%). Như vậy, có hơn 22.000 DN tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể trong quý I.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Sử dụng số DN rút lui khỏi thị trường với số DN đăng ký thành lập mới ở thời điểm đầu năm để đưa ra kết luận về thị trường rủi ro hay DN bất ổn là không hợp lý.
Trong số các lý giải bảo vệ quan điểm của mình, lãnh đạo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng: Đây là sự phản ánh quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, đó là đào thải, thanh lọc. Theo quy luật đó, những DN yếu kém, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại bỏ để thay vào đó là những DN mới với những ý tưởng kinh doanh mới có chất lượng hơn. “Như vậy, ở một góc độ nào đó, giải thể hay phá sản DN cũng giúp cho nền kinh tế tái cơ cấu liên tục, làm môi trường kinh doanh sôi động hơn và là cơ sở cho một sự phát triển bền vững hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, khi nước ta vừa ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, DN có nhiều cơ hội hơn nhưng cũng đứng trước nhiều thử thách hơn thì tính cạnh tranh, xu hướng thanh lọc càng thể hiện mạnh mẽ” - lãnh đạo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh giải thích.
Nhiều lần, lãnh đạo Tổng cục Thống kê khi đối diện với câu hỏi của báo chí về tình hình DN phá sản, giải thể đã dẫn ra hàng loạt số liệu ở các nước trên thế giới để chứng minh "điều đó là bình thường" và khẳng định đó là sự thanh lọc.
Theo số liệu từ cơ quan thống kê của Vương quốc Anh, năm 2012, nước này có 270 nghìn DN thành lập mới và 255 nghìn DN rút lui khỏi thị trường. Tỷ lệ DN còn tồn tại sau 3 năm hoạt động là 70%. Tại Mỹ, tỷ lệ DN tồn tại sau 5 năm hoạt động là dưới 50%. Theo số liệu thống kê của Chính phủ New Zealand, trong 4 năm liên tiếp (từ năm 2010 đến năm 2013), số lượng DN rút lui khỏi thị trường lớn hơn số lượng DN thành lập mới. Số liệu thống kê năm 2011 của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy tốc độ gia tăng số lượng DN thành lập mới và DN giải thể ở mức tương đương nhau. Năm 2009, tổng số lượng DN rút lui khỏi thị trường của 26 nước trong khu vực này vượt quá số lượng DN thành lập mới; tỷ lệ DN tồn tại sau 5 năm (từ năm 2007 – 2012) là 45%.
Tại cuộc họp báo quý I-2016, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho rằng: Bức tranh DN giải thể trong quý I không có gì đáng ngại bởi có DN thành lập mới thì sẽ có DN giải thể. Hơn nữa, các DN giải thể, ngừng hoạt động có quy mô nhỏ, chủ yếu có vốn dưới 10 tỷ đồng. Qua thống kê, dù số DN giải thể lớn nhưng tỷ lệ thất nghiệp không đáng ngại, riêng số DN thành lập mới trong quý đã tạo việc làm cho 200 nghìn lao động mới. Năm 2015, số lượng DN “khai tử” cũng lên tới 71 nghìn DN. Khi đó, ông Nguyễn Bích Lâm cũng trả lời rằng “đó là bình thường” với những lý lẽ như đã đề cập ở trên.
“Chính sách hỗ trợ DN có đúng chỗ không”
Trong cuộc trao đổi mới đây với báo chí, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương có nhắc lại nhận định của ông Nguyễn Bích Lâm và cho rằng: DN giải thể như vậy là dấu hiệu rất bất thường và rất đáng buồn! Ai nói bình thường là tự an ủi nhau, là vô trách nhiệm.
Theo thống kê của ông Nguyễn Đình Cung, thời điểm từ năm 2005 - 2007, số DN ngừng hoạt động chỉ 15- 20% thì thời gian gần đây số này nhiều hơn. Riêng quý I-2016 đã có hơn 22 nghìn DN đóng cửa. Số DN thành lập mới chỉ hơn số DN đóng cửa vài ngàn và xu hướng số DN phá sản, đóng cửa lại có xu hướng tăng lên. “Đây là con số cực kỳ cao so với các năm. Số liệu này cho thấy, số DN gia nhập thị trường và sụp đổ đang gần tương đương nhau thì thử hỏi tốc độ phát triển DN thế nào? Chính sách hỗ trợ DN có đúng chỗ không, có đi vào thực chất không?” - TS Nguyễn Đình Cung băn khoăn.
Nhiều người nói các DN phá sản đa phần nhỏ, bé, hoạt động không tuân thủ theo quy luật thị trường "ăn xổi, ở thì" nhưng, theo ông Cung, số đó rất ít. Số DN chết vì chi phí của họ ngày càng tăng lên trong khi đó lợi nhuận của họ ngày càng mỏng, ngày càng bị đối thủ nước ngoài chiếm hết. Đáng nói, hai thành phố Hà Nội và TP.HCM có nhiều DN thành lập nhất cả nước nhưng số phá sản cũng là cao nhất. Các ngành dịch vụ bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế tác, ăn uống du lịch… đáng lẽ có thị trường, dễ xoay vòng vốn nhất lại là những ngành phá sản nhiều nhất. “Rất đáng buồn!” - ông Cung bộc bạch.
“Tôi nhìn thấy nguyên nhân gốc rễ tại sao DN giải thể nhiều đến thế là do một thời gian sức lực của DN tư nhân trong nước bị xói mòn, hao tổn đi rất lớn, do bất ổn kinh tế vĩ mô. Đến khi mình khắc phục lại, sức khỏe, năng lực tài chính của DN tư nhân mới lớn lên lại vướng vào hàng rào chi phí tăng lên. Đáng lẽ thời kỳ này phải là thời kỳ nuôi dưỡng, nâng đỡ và tạo ra một tinh thần khởi sự, khởi nghiệp thì không nhìn thấy những động lực như vậy” - TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.
Có thể nói, trong nhiều năm nay, cuộc tranh luận về làn sóng DN giải thể, phá sản là “bình thường hay bất thường” vẫn chưa ngã ngũ. Phía cơ quan quản lý nhà nước vẫn đưa ra những lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình, ngược lại giới nghiên cứu vẫn không cảm thấy thỏa mãn. Ngay cả trong giới nghiên cứu kinh tế vẫn còn có những quan điểm trái chiều nhau về vấn đề này.
Thực tế kinh doanh ở Việt Nam cho thấy, nhiều DN lập nên cũng chỉ để mua bán hóa đơn hay “lướt sóng” trong một vài phi vụ kinh doanh rồi đóng cửa DN. Ngoài ra, thủ tục thành lập DN đơn giản cũng thúc đẩy những cá nhân kinh doanh lập một DN mà thiếu đi các chiến lược đầu tư bài bản lẫn nguồn vốn duy trì hoạt động. Những DN loại này thường lâm vào cảnh “chết yểu”. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu, khảo sát cụ thể nào để phân loại rõ từng nguyên nhân dẫn đến việc các DN lâm vào cảnh khó khăn, dừng hoạt động. Cơ quan quản lý về đăng ký kinh doanh cũng chỉ phân tách được số lượng DN dừng hoạt động dựa vào số vốn đăng ký của DN ấy. Nên chăng, để có được đánh giá đúng đắn nhất về vấn đề này, làm cơ sở cho công tác hoạch định chính sách, những cơ quan có trách nhiệm cần có một nghiên cứu cụ thể về lý do các DN rời bỏ thị trường ngày càng nhiều, bao nhiêu trong số đó là làm ăn chộp giật, bao nhiêu là vì khó khăn của môi trường kinh doanh, của thị trường. Được vậy, cuộc tranh cãi này mới có hồi kết, làm cơ sở cho những chính sách cho DN hoạt động về sau.
顶: 47624踩: 6
【kèo real betis】Doanh Nghiệp “khai tử” hàng loạt: Bình thường hay bất thường?
人参与 | 时间:2025-01-13 03:15:36
相关文章
- Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- Khai thác cát trái phép trên sông Hồng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở nghiêm trọng
- Triệu hồi loạt xe Honda bị lỏng bu
- Bẫy đầu tư tài chính online: Thủ đoạn lừa đảo nhắm vào tâm lý sinh lời tự động cao
- Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- Tổng cục TCĐLCL làm việc với Hàn Quốc về quản lý tiêu chuẩn
- Nghệ An tiêu hủy 400kg chân giò lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Tác hại khôn lường từ bông tẩy trang kém chất lượng
- Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- Long An: Thu giữ gần 30.000 chai dầu gió giả mạo nhãn hiệu
评论专区