5 biểu tượng đem lại may mắn của đất nước mặt trời mọc
Thành Trung
Tại Nhật Bản có nhiều biểu tượng may mắn dành cho các thời điểm,ểutượngđemlạimaymắncủađấtnướcmặttrờimọbang xep hang costa rica lứa tuổi và mang những ý nghĩa khác nhau. Tùy vào mong muốn mà mỗi người có thể chọn những biểu tượng khác nhau để đem lại may mắn cho bản thân.
1. Búp bê Daruma
Búp bê Daruma là một loại búp bê của người Nhật có dạng hình tròn, không chân, không ty và được làm từ loại giấy bồi truyền thống của nước Nhật. Tư thế ngồi của búp bê giống hình hoa sen và theo tư thế ngồi thiền của đức Bồ Đề Đạt Ma, người sáng lập ra Phật giáo Thiền tông ở Trung Quốc.
Những con búp bê Darumacũng thường sẽ không có mắt. Theo người dân địa phương, việc Daruma không có mắt tương tự hành động Bồ Đề Đạt Ma ngủ quên khi thiền, do đó chưa đạt được sự giác ngộ cao nhất. Việc vẽ mắt lên cho nó tương tự hành động gắn lại mi mắt cho Bồ Đề Đạt Ma, giúp ông có thể nhìn rõ trần ai.
Khi mong ước của người dân chưa thành hiện thực, người ta sẽ chỉ vẽ lên Daruma một con mắt. Lúc này, con búp bê sẽ trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ và không thể giác ngộ được. Hành động vẽ một mắt này được gọi vui là "tống tiền", buộc các con búp bê phải giúp mong muốn của người vẽ thành hiện thực. Chỉ đến khi đó, họ mới vẽ tiếp con mắt còn lại.
Màu sắc của con búp bê cũng được lấy cảm hứng từ sự đau đớn và cái chết. Con búp bê này có nhiều màu, từ tím tới trắng, tùy thuộc vào từng khu vực sản xuất, nhưng nhiều nhất vẫn là màu đỏ. Màu đỏ này được cho là liên quan tới màu sắc của bệnh sởi và đậu mùa.
Đây cũng chính là biểu tượng may mắn được sử dụng nhiều nhất tại Nhật Bản. Những người dân tại đây cho rằng Daruma có thể đem lại sự may mắn trong tình yêu, quyền lực và lòng dũng cảm.
2. Bùa may mắn Omamori
Omamori là một trong những loại bùa hộ mệnh phổ biến nhất của xứ Nhật. Omamori có nghĩa là che chở, bảo vệ là một vật cầu may mắn rất đặc trưng và được kính trọng trong nền văn hóa của Nhật, tượng trưng cho các vị thần Shinto. Được thỉnh ở các ngôi chùa, ngôi đền trong khắp đất nước Nhật Bản.
Loại bùa này được làm bằng vải may rất tỉ mỉ với hình dạng một chiếc túi nhỏ. Ở bên trong những chiếc túi này có một lời cầu phúc được viết trên giấy hoặc một miếng gỗ. Theo quan niệm của những người Nhật Bản thì khi đem theo Omamorithì mọi người sẽ luôn được chúc phúc mọi lúc mọi nơi. Nhưng khi dùng thì mọi người không được mở chúng ra bởi điều này sẽ làm cho chiếc bùa mất đi sự linh thiêng.
Mỗi chiếc bùa lại có những màu sắc, kiểu dáng và mang những ý nghĩa khác nhau. Với nhiều loại khác nhau như bùa cầu tiền tài, bùa cầu an toàn giao thông, bùa cầu tình duyên, bùa cầu học tập, bùa cầu du lịch… đáp ứng được mọi nhu cầu mà mình muốn. Không chỉ vậy, đây còn được xem là một món quà lưu niệm với đầy ý nghĩa có thể sử dụng để đeo vào những vị trí mà mình thích.
3. Mèo may mắn Maneki Neko
Những chú mèo vẫy tay hay còn gọi là mèo thần tài, mèo may mắn…có lẽ quá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống thường nhật. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chú mèo này ở bất kỳ nơi đâu như trong nhà, ở công ty, các cửa hàng...
Từ Maneki Nekotheo tiếng Nhật có nghĩa là “con mèo gọi thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc”. Những con mèo này mang đến ý nghĩa cầu mong sức khỏe, tránh khỏi bệnh tật, tà ma, bảo vệ khỏi những kẻ quấy rối và mang lại may mắn cho gia chủ. Ở Nhật Bản, có nhiều loại tượng Maneki Neko khác nhau với mỗi loại lại có những màu sắc khác nhau có những ý nghĩa khác nhau như cầu hạnh phúc, cầu may mắn, cầu tài lộc.
Thực sự thì có 1 ý nghĩa ẩn sau cái chân mà con mèo giơ lên. Mèo vẫy chân trái mang lại nhiều khách hàng. Mèo vẫy chân phải mang đến may mắn, tiền tài. Cả 2 điều đó thực sự là rất tuyệt, đó là lý do tại sao bạn có thể dễ dàng nhìn thấy 1 chú mèo thần tài với cả hai chân đều vẫy. Mèo đưa cả 2 chân là tượng trưng cho sự bảo vệ.
Maneki Neko được làm bằng sứ hoặc gốm với hình dáng một chú mèo đang vẫy tay với mọi người. Maneki Neko cổ điển có ngoại hình giống như những chú mèo đuôi cộc của Nhật cùng với chiếc áo khoác vải; có một hoặc 2 bàn chân trước giơ lên như đang chào đón người đối diện.
4. Quẻ bói Omikuji
Năm mới đến, người Nhật tìm về sự thanh bình, tĩnh lặng bằng việc đi lễ đền, chùa vừa là để tham quan danh thắng, di tích lịch sử văn hoá vừa là để xin Thần, Phật cho sức khoẻ, tài lộc, hạnh phúc. Khi trở về, mỗi người thường rút một quẻ bói, tức Omikuji - được bán ở hầu khắp các đền chùa ở Nhật. Omikuji được cho có nguồn gốc từ thời Heian, một nhà sư uy tín Genzan đã viết 100 lời khuyên cho cuộc sống, nên mỗi người chỉ được rút một thẻ.
Quẻ bói Omikuji là quẻ bói bằng giấy, in những lời tiên đoán may rủi. Bạn có thể rút cho mình một quẻ bói với giá 100 ~ 200 Yên tại các đền chùa Nhật Bản. Phong tục rút quẻ bói Nhật Bản cũng có những quy định riêng bạn cần tuân thủ.
Bạn chỉ được rút quẻ bói sau khi đã tăng viến và lễ bài đền chùa. Sau đó làm sạch tay và miệng thật cẩn thận tại khu vực giếng rữa tay - khu vực Chouzuya. Khi rút quẻ bói, hãy thành tâm cầu nguyên về những điều bạn lo lắng hoặc đang bận tâm. Sau đó lắc hộp gỗ và lấy thẻ tre đánh số. Lấy quẻ bói tại các ngăn gỗ nhỏ tương ứng với thứ tự trên thanh tre mà bạn đã rút.
Nếu chẳng may rút phải vẻ bói xấu, bạn cũng không nên rút lại. Hãy chờ một dịp khắc để rút lại. Bạn cũng có thể buộc quẻ bói xấu lên những dải dây thừng được chuẩn bị sẳn tại các đền chùa. Vì theo văn hóa Nhật Bản, người Nhật quan niệm: “Quẻ tốt mang đi, quẻ xấu buộc lại”.
Bạn cũng có thể buộc quẻ tốt của mình lại. Hành động đó giống như một ý nghĩ kết nối vơi thần linh. Còn quẻ bói Omikuji cũng như một lời nhắc nhở hoặc bùa hộ mệnh từ thần linh.
5. Con bò đỏ Akabeko
Akabeko là trong những món đồ chơi truyền thống xứ anh đào có ý nghĩa may mắn. Chú bò đỏ Akabekođược xem là món quà nhỏ xinh xắn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa mà người Nhật thường tặng nhau.
Truyền thuyết về chú bò Akabeko được bắt nguồn từ vùng Aizu thuộc tỉnh Fukushima. Theo đó, vào năm 807 có người tu sĩ giám sát xây dựng đền Enzo-ji tên là Tokuichi. Sau khi hoàn thành ngôi đền này, một con bò đỏ được sử dụng trong quá trình xây dựng ngôi đền đã không chịu rời khỏi ngôi chùa, da thịt nó biến thành đá và trở thành Akabeko - biểu tượng cho sự cống hiến hết mình cho Đức Phật.
Sau này biết về truyền thuyết về bò đỏ Akabeko lãnh chúa Gamo Ujisato đã ra lệnh cho các nghệ nhân làm một món đồ chơi theo hình ảnh của chú bò đỏ. Từ đó, người Nhật coi Akabeko như một vật may mắn và là đặc trưng của vùng Aizu. Ngoài ra, Akabeko được cả nước Nhật tin rằng có thể giúp tránh được bệnh đậu mùa, giúp trẻ con tránh được bệnh tật và mang lại may mắn.
Akabeko được người Nhật làm hoàn toàn từ giấy bồi và sơn mài với 2 phần chính gồm phần đầu - cổ và phần thân. Khi bò đỏ Akabeko di chuyển hay động đậy sẽ khiến cái đầu cũng sẽ ngúc ngoắc di chuyển.
Để làm một con bò Akabeko các nghệ nhân làm bằng tay mất khoảng 10 ngày nên ngày nay rất hiếm những gia đình làm nghề thủ công truyền thống còn mở xưởng làm akabeko. Do đó, Akabeko để làm đồ chơi mà chủ yếu làm để trưng bày tại các cửa tiệm hay nhà riêng. Du khách tới Nhật Bản có thể mua được ngay một chú bò Akabeko với giá cả phải chăng tại các trung tâm thương mại, siêu thị trên toàn quốc.