【bongdaso 66.com.vn】Thủ tục hải quan đối với hàng gia công: Vướng khi vừa triển khai

[World Cup] 时间:2025-01-11 00:31:32 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:116次

thu tuc hai quan doi voi hang gia cong vuong khi vua trien khai

Còn nhiều vướng mắc khi triển khai thủ tục hàng gia công cho thương nhân nước ngoài Ảnh: HUY HOÀNG

Vướng quy định về hợp đồng

Cục Hải quan Quảng Nam phản ánh,ủtụchảiquanđốivớihànggiacôngVướngkhivừatriểbongdaso 66.com.vn khoản 1 Điều 16 Thông tư 117/2011/TT-BTC về thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công tại chỗ làm nguyên liệu sản xuất quy định: Khi làm thủ tục NK tại chỗ, thương nhân phải nộp hồ sơ hải quan gồm: “tờ khai hàng hoá XNK tại chỗ, hợp đồng mua bán với bên đặt gia công có điều khoản nhận hàng từ bên nhận gia công và xuất trình hoá đơn XK hoặc hoá đơn GTGT của thương nhân XK…”.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 41 của Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK tại chỗ thì “hoá đơn GTGT do DN XK lập” là chứng từ phải nộp vào bộ hồ sơ hải quan.

Tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 117 quy định về hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công phải nộp cho cơ quan Hải quan, trong đó có Bảng kê tờ khai XK sản phẩm gia công đã làm xong thủ tục hải quan, đủ cơ sở xác định hàng hoá đã XK theo hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư 194.

Như vậy có thể hiểu, DN không cần xuất trình tờ khai đã XK khi thực hiện thanh khoản với cơ quan Hải quan (chỉ nộp Bảng kê tờ khai XK đã làm xong thủ tục hải quan). Cục Hải quan Quảng Nam cho rằng, điều này sẽ tạo kẽ hở cho việc lợi dụng xuất khống để trốn thuế nguyên liệu NK.

Liên quan đến vấn đề quy định gia hạn hợp đồng, Cục Hải quan Quảng Ngãi có nêu, theo quy định tại điểm 2 Điều 4 Thông tư 117 thì “mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công (kể cả gia hạn hợp đồng) đều phải thể hiện bằng phụ lục hợp đồng trước thời điểm hợp đồng gia công hết hiệu lực và thông báo phụ lục này với cơ quan Hải quan trước hoặc cùng thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục XNK lô hàng đầu tiên theo phụ lục hợp đồng đó”.

Hải quan Quảng Ngãi cho rằng, quy định gia hạn hợp đồng như trên dẫn đến tình trạng DN lợi dụng việc gia hạn hợp đồng để kéo dài thời gian thanh khoản. Vì vậy, cần quy định cụ thể thời gian gia hạn hợp đồng là bao nhiêu ngày và được thực hiện bao nhiêu lần khi thực hiện hợp đồng.

Điều chỉnh định mức

Hải quan Hải Phòng và Đà Nẵng đều phản ánh, khoản 3 Điều 9 hướng dẫn về thí điểm điều chỉnh định mức, trường hợp DN đề nghị điều chỉnh định mức (đối với các trường hợp điều chỉnh định mức theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này) không đúng với thời điểm hướng dẫn tại khoản 3 thì sau khi bị xử lý vi phạm hành chính, DN có được tiếp tục làm thủ tục điều chỉnh định mức hay không?

Trên thực tế, hướng dẫn này có sự mâu thuẫn với hướng dẫn tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 222/2009/TT-BTC. Vì vậy, Hải quan Hải Phòng cho rằng, nên thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư 222/2009/TT-BTC cho phù hợp, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động gia công XNK.

Cục Hải quan Hải Phòng cũng cho biết, Điều 17 Thông tư 117 quy định, trường hợp DN chế xuất tại Việt Nam nhận gia công hàng hoá cho thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê thương nhân Việt Nam khác trong nội địa gia công (gia công lại) thì phải thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư 194. Theo đó, DN nội địa nhận gia công lại có thể thực hiện thủ tục hải quan tại chi cục Hải quan nơi có trụ sở chính của DN nội địa.

Như vậy, cùng một mặt hàng nhưng lại thực hiện theo 2 hợp đồng gia công tại 2 chi cục Hải quan khác nhau sẽ dẫn đến khả năng DN lợi dụng để gian lận về định mức (1 mặt hàng nhưng có 2 bản định mức khác nhau). Để đảm bảo chặt chẽ trong công tác quản lý, Cục Hải quan Hải Phòng cho rằng, nên bổ sung quy định trách nhiệm trao đổi thông tin giữa 2 chi cục với nhau trong việc quản lý DN thực hiện hợp đồng gia công.

Thời gian thông báo định mức

Liên quan tới thời điểm thông báo định mức, Cục Hải quan Bình Dương phản ánh, tại điểm a, khoản 2, Điều 9 Thông tư 117 quy định: “đối với mã hàng XK 1 lần hết lượng hàng của mã hàng đó trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng chậm nhất 10 ngày trước ngày đăng ký tờ khai làm thủ tục XK mã hàng đó”. Quy định như trên không tạo điều kiện thuận lợi cho DN thông báo định mức đúng với thực tế sản xuất.

Vì DN chỉ được tính định mức chính xác khi đã sản xuất xong mã hàng. Như vậy, thời điểm thích hợp để DN thông báo định mức chính xác là sau thời điểm DN sản xuất xong mã hàng (tức thời điểm DN đăng ký tờ khai XK). Mặt khác, cán bộ Hải quan cũng rất khó kiểm soát được thời gian DN khai báo định mức cách bao nhiêu ngày so với ngày đăng ký tờ khai (chương trình tiếp nhận tờ khai gia công không thể hiện ngày tiếp nhận định mức). Ngoài ra, trong Thông tư 117 cũng chưa quy định cách thức xử lý đối với trường hợp DN không thực hiện việc thông báo định mức đúng thời gian quy định.

Trước vướng mắc này, Cục Hải quan Bình Dương đề xuất, quy định thời điểm thông báo định mức đối với mã hàng XK một lần hết lượng hàng là trước hoặc cùng thời điểm đăng ký tờ khai (như đối với mã hàng XK nhiều lần). Nếu có nghi vấn, cán bộ Hải quan có thể yêu cầu lưu mẫu sản phẩm để phục vụ kiểm tra sau khi hàng hoá đã XK.

Cục Hải quan TP.HCM thắc mắc, đối với hợp đồng gia công dài hạn (nhiều năm) được lập thành các phụ lục hợp đồng có giá trị theo từng năm. Vậy quy định về số lần chuyển tiếp tính theo hợp đồng chung hay tính theo từng phụ lục hợp đồng?

Hải quan TP.HCM cho biết, trong thực tế, nhiều hợp đồng gia công khi đến thanh khoản có tình trạng, DN nhập nguyên phụ liệu vượt số lượng đăng ký ban đầu và đã xuất nguyên phụ liệu vượt số lượng thực tế đã NK, dẫn đến âm nguyên phụ liệu trong hệ thống hải quan.

DN cho đó là nguyên phụ liệu tự cung ứng tại thời điểm trước khi XK sản phẩm gia công. DN không có đăng ký phụ kiện và không khai báo theo mẫu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có chế tài để xử lý DN trong trường hợp âm nguyên phụ liệu như trên và phần mềm quản lý chưa có cảnh báo nhập vượt, xuất vượt.

Thu Trang

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接